24/11/2023 14:56 GMT+7

Chưa rõ phương thức đầu tư cảng Cần Giờ, đề xuất làm khu thương mại tự do thay khu phi thuế quan

Việc hình thành khu thương mại tự do ở cảng Cần Giờ sẽ kết nối rất rộng rãi với các vùng, giúp đa dạng hàng hóa.

Ông Trương Minh Huy Vũ - phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển - Ảnh: CẨM NƯƠNG

Ông Trương Minh Huy Vũ - phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển - Ảnh: CẨM NƯƠNG

Nội dung trên được trao đổi tại hội thảo “Kết nối chuỗi liên kết hướng tới phát triển kinh tế bền vững tại huyện Cần Giờ” do Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM tổ chức sáng 24-11.

Phương thức đầu tư cảng Cần Giờ vẫn chưa rõ

Ông Trương Minh Huy Vũ - phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển - nhìn nhận kinh tế biển và các loại hình dịch vụ kinh tế biển là một thành tố quan trọng của phát triển Cần Giờ, cũng như phát triển TP.HCM.

“Hiện các chính sách, cơ chế quan trọng nhất là dựa trên nghị quyết 98 trong đó bao gồm các vấn đề liên quan đến thu hút nhà đầu tư chiến lược cho phát triển Cần Giờ; các chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế xanh, giao thông xanh và các chính sách thu hút, xử lý cũng như thúc đẩy đầu tư công. Khi nói về phát triển các loại hình dịch vụ, kinh tế biển Cần Giờ nhìn tổng thể ra có rất nhiều yếu tố liên quan và yếu tố liên ngành”, ông Vũ phát biểu.

Theo ông Vũ, trong đề án nghiên cứu của viện cùng UBND huyện Cần Giờ phối hợp thực hiện tập trung vào 4 trụ cột chính, gồm du lịch sinh thái, nông nghiệp thủy hải sản, logistics cảng biển và năng lượng tái tạo.

Trong đó nổi bật là đề xuất đầu tư cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ (cảng Cần Giờ) mà hiện TP đã có bước trình Thủ tướng. Xung quanh cảng này lại đặt ra thêm các vấn đề logistics, hậu cần cảng biển để hình thành nên một khu vực phục vụ kinh tế biển không chỉ TP.HCM mà cả vùng Đông Nam Bộ vì sự gắn kết chặt chẽ, hữu cơ với khu cảng biển Vũng Tàu. Về cảng Cần Giờ, ông Vũ cho biết phương thức đầu tư dù đã bàn rất nhiều nhưng chưa xác định rõ.

“Nghị quyết 98 đã xác định đây là nhà đầu tư chiến lược nhưng nhà đầu tư chiến lược vẫn phải làm theo đúng quy định pháp luật, vậy thì phải hiểu thế nào, phải đấu giá hay chỉ định thầu? Với tổng mức đầu tư 6 tỉ đô la mà đấu thầu như bình thường thì chẳng có nhà đầu tư chiến lược gì ở đây cả. Cái này cần nghiên cứu sâu hơn và có đề xuất”, ông Vũ nói.

Chưa có pháp lý rõ ràng về khu thương mại tự do

Thay vì hình thành khu phi thuế quan như các cảng biển khác, quan điểm hiện nay của Viện Nghiên cứu phát triển đưa ra là làm khu thương mại tự do (free trade zones) bởi khu thương mại tự do sẽ tạo hành lang pháp lý thông thoáng, kết nối rất rộng rãi các vùng, hàng hóa sẽ đa dạng hơn.

Đại diện Công ty cổ phần Tư vấn thiết kế cảng - kỹ thuật biển cho rằng khi TP.HCM thành lập tổ nghiên cứu đề án gồm tất cả sở, ban, ngành, đơn vị này cũng đặt ra vấn đề ban đầu thành lập khu thương mại tự do nhưng sau khi đi thăm và học tập kinh nghiệm ở cảng Hải Phòng và tham khảo các văn bản pháp luật của Việt Nam thì nếu dùng từ “thương mại tự do” sẽ gặp khó khăn nếu về sau có điều chỉnh. Còn nếu sau khi đã hình thành đề án, song song việc thành lập khu vực sẽ có nghiên cứu chi tiết đó là khu gì, tính chất thế nào, quy mô ra sao.

PGS.TS Vũ Anh Tuấn - Đại học Việt Đức - trăn trở với đề án phát triển khu thương mại tự do cần nghiên cứu cụ thể xem về mặt hàng nào, dây chuyền nào sẽ đưa vào khu vực, quy mô ra sao. Vì đất Cần Giờ nhỏ, việc hình thành khu này được hay không cần phải xem xét thêm. 

“Nếu có quỹ đất nhỏ 700-800ha có đủ không, nếu không đủ thì phải tính khu này mở rộng sang cảng Thị Vải - Cái Mép. Khi đó nó đã là vấn đề của vùng chứ không riêng TP.HCM hay Cần Giờ”, ông Tuấn nói.

Việt Nam chưa áp dụng khu thương mại tự do

Khu thương mại tự do (viết tắt là FTZ) là một vùng địa lý xác định nơi mà hàng hóa được nhập khẩu, lưu trữ, xử lý, sản xuất hoặc gia công sau đó được xuất khẩu với các quy định về hải quan đặc thù, thông thường là được miễn thuế.

Các FTZ thường được thành lập xung quanh các cảng biển, sân bay lớn và địa điểm cửa ngõ quốc gia nơi mà có nhiều lợi thế về thương mại. Hiện các quốc gia có khá nhiều khu thương mại tự do như Batam, Bintan ở Indonesia; Clark và Subic ở Philippines; Tanjung Pelepas ở Malaysia. Singapore cũng có 9 và Trung Quốc có tới 21 khu thương mại tự do.

Hiện khu thương mại tự do chưa được áp dụng ở Việt Nam, các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành chưa đề cập đến khái niệm này, nhưng nghị quyết 24 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đã định hướng “Hình thành khu thương mại tự do gắn với cảng biển tại khu vực Cái Mép Hạ” tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Siêu cảng Cần Giờ: Tính đến lợi ích cao nhất, tác động ít nhấtSiêu cảng Cần Giờ: Tính đến lợi ích cao nhất, tác động ít nhất

Ngày 19-10, UBND TP.HCM đã tổ chức lấy ý kiến về đề án nghiên cứu xây dựng siêu cảng Cần Giờ.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp