Thầy thuốc Nhân dân, PGS.TS Lê Thị Anh Thư - chủ tịch Hội Kiểm soát nhiễm khuẩn TP.HCM - trao đổi tại buổi tọa đàm - Video: QUỐC SỬ
Các khách mời tham gia chương trình nhận hoa từ báo Tuổi Trẻ - Ảnh: DUYÊN PHAN
Những thông tin này đã được đưa ra tại tọa đàm "Làm thế nào để sử dụng khẩu trang hợp lý?" do báo Tuổi Trẻ phối hợp với Công ty TNHH Como tổ chức ngày 19-3.
Khẩu trang hai lớp vải thun vẫn "kháng khuẩn"?
Ông Nguyễn Hữu Phúc - tổng giám đốc Công ty TNHH Como - cho biết vải để làm khẩu trang y tế là vải không dệt. Đây là loại vải Việt Nam sản xuất được nhiều. Việt Nam chỉ chưa sản xuất được lớp vi lọc nằm ở giữa khẩu trang y tế. Hiện thiếu nguồn nhập lớp vi lọc này, nhu cầu sử dụng tăng cao nên dẫn đến khan hiếm khẩu trang y tế.
Từ ngày 12-3, Việt Nam đã có tiêu chuẩn về khẩu trang vải kháng khuẩn và Bộ Y tế đã có những hướng dẫn chi tiết về khẩu trang vải kháng khuẩn. Hiện Bộ Y tế và Bộ Công thương đều khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất khẩu trang vải kháng khuẩn.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, trưởng khoa nhiễm - thần kinh BV Nhi Đồng 1 - hướng dẫn cách đeo khẩu trang đúng cách - Video: QUỐC SỬ
Khẩu trang vải kháng khuẩn phải đạt được 3 yêu cầu chính: thứ nhất là ngăn được những giọt bắn của người ho, người nói chuyện khi tiếp xúc gần; thứ hai là phải ngăn được virus, vi khuẩn với tính chất là lọc bụi mịn và vi lọc; thứ ba là lớp bên trong sẽ kháng được khuẩn, kháng được virus qua nhiều lần giặt.
Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường có những loại khẩu trang vải chỉ được may bằng hai lớp vải thun nhưng vẫn quảng cáo là "khẩu trang kháng khuẩn". Theo các chuyên gia, loại khẩu trang này chưa thể ngăn khuẩn nên không thể kháng khuẩn như quảng cáo.
Ông Nguyễn Hữu Duy - tổng giám đốc Công ty cổ phần Vạn Thiên Sa - cho biết trước tình hình khẩu trang y tế khan hiếm, công ty đã tận dụng nguồn nguyên liệu may chăn, ga gối đệm sẵn có để may khẩu trang tặng cho người dân.
Hiện nay hầu như tất cả các công ty may mặc Việt Nam tận dụng nguồn vải sẵn để may khẩu trang nhưng những loại vải này hầu hết đều không có khả năng chống nước, kháng vi khuẩn, còn những thông số khác thì an toàn cho người sử dụng.
Nên sử dụng khẩu trang có lớp ngoài không thấm nước
Tại cuộc tọa đàm, bác sĩ Trương Hữu Khanh, trưởng khoa nhiễm - thần kinh Bệnh viện Nhi Đồng 1, cho rằng người dân chỉ cần chọn loại khẩu trang vải ngăn cản được các giọt bắn lớn, văng ra xa vào mặt người tiếp xúc. Loại khẩu trang vải đáp ứng được yêu cầu này cần có một lớp vải bên ngoài không thấm nước là được
Thầy thuốc Nhân dân, PGS.TS.BS Lê Thị Anh Thư - chủ tịch Hội Kiểm soát nhiễm khuẩn TP.HCM - cho biết hiện nay bệnh viện đang thiếu khẩu trang y tế. Bệnh viện đang rất cần khẩu trang y tế cho các bác sĩ, các bệnh viện sử dụng.
Người dân chỉ cần dùng khẩu trang vải có chức năng tương đương khẩu trang y tế để sử dụng trong cộng đồng. Nên dùng khẩu trang vải có mặt ngoài không thấm nước để ngừa các giọt bắn. Khẩu trang vải có chức năng khử khuẩn có thể giặt được trong nhiều lần cũng có thể sử dụng, nhưng cần lưu ý chất liệu vải, nguồn gốc xuất xứ.
Ông Phạm Viết Duy - phòng quản lý công nghiệp Sở Công thương TP.HCM - cho biết hiện TP đã chuẩn bị 4 triệu chiếc khẩu trang vải có màng lọc kháng khuẩn để trang bị cho học sinh TP lúc quay trở lại trường học.
Các khách mời và đơn vị đồng hành nhận hoa và quà từ báo Tuổi Trẻ - Ảnh: DUYÊN PHAN
Thầy thuốc Nhân dân, PGS.TS Lê Thị Anh Thư - chủ tịch Hội Kiểm soát nhiễm khuẩn TP.HCM - Ảnh: DUYÊN PHAN
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, trưởng khoa nhiễm - thần kinh BV Nhi Đồng 1 - Ảnh: DUYÊN PHAN
Ông Nguyễn Hữu Phúc - tổng giám đốc Công ty Como - Ảnh: DUYÊN PHAN
Ông Võ Quang Phúc - giám đốc Công ty Mekong Group - Ảnh: DUYÊN PHAN
Ông Phạm Viết Duy - chuyên viên Phòng quản lý công nghiệp, Sở Công thương TP.HCM - Ảnh: DUYÊN PHAN
Ông Trần Công Duyên - chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần dệt Trần Hiệp Thành - Ảnh: DUYÊN PHAN
Dược sĩ Nguyễn Thị Ngọc Dung - Ảnh: DUYÊN PHAN
Công ty Como muốn tặng 2 trường đại diện trên địa bàn TP.HCM khẩu trang kháng khuẩn do chính đơn vị này sản xuất, nhằm chung tay với cộng đồng ngăn ngừa dịch bệnh - Ảnh: DUYÊN PHAN
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận