28/10/2006 03:26 GMT+7

Chưa nên vội kết luận phục dựng hòn Phụ Tử

GS.TSKH LÊ HUY BÁ
GS.TSKH LÊ HUY BÁ

TT - Theo tôi, cần cân nhắc kỹ trước lúc kết luận có nên hay không khôi phục hòn Phụ trong cụm di tích hòn Phụ Tử, Kiên Giang.

yjJpuF7t.jpgPhóng to
Hòn Phụ Tử chỉ còn hòn Tử. Có cần phải phục dựng hòn Phụ? - Ảnh: TTXVN

Muốn có quyết định đúng phải căn cứ vào các yếu tố: 1- tình cảm, tâm linh; 2 - văn hóa, lịch sử; 3 - bảo tồn cảnh quan; 4 - du lịch; 5 - kinh tế xã hội. Hiện tại hầu hết ý kiến tỏ ra muốn phục dựng hòn Phụ chủ yếu là do yếu tố tình cảm, ít để ý đến một yếu tố bất biến: đã là tự nhiên thì sức hấp dẫn của nó là tự nhiên, mà bản chất của tự nhiên là vật đổi sao dời. Nếu là công trình nhân tạo thì chuyện phục dựng không có gì đáng bàn lui bàn tới (như lăng tẩm), nhưng với di tích tự nhiên thì điều đó phải tính lại.

Theo một đơn vị đăng ký khôi phục công trình, phải mất khoảng 150 tỉ đồng. Chưa có nghiên cứu nào đi sâu để cung cấp các số liệu cần thiết về nền kết cấu đáy, độ ăn mòn, bào mòn sóng, biển, sức gió, hướng gió, tần suất động đất, kết cấu quần thể đá nơi hòn Phụ và hòn Tử đứng, cũng như trong 15-20 năm tới khi nước biển dâng 20-50cm vì hiệu ứng nhà kính, quần thể đá vôi này sẽ ra sao. Ngay cả con số đơn giản là mực nước biển chỗ khúc ngọn và khúc thân chìm là bao nhiêu cũng chưa có.

Đặc biệt là chưa có số liệu về hiện trạng và tốc độ phong hóa, khoáng hóa đá, có hiện tượng caste không trong loại đá vôi này. Trong lòng các mảnh vụn đó có bao nhiêu vết và độ răn nứt đến đâu, theo chiều nào, từ đó ta tính tuổi thọ thực chất chưa gia cố sẽ là bao nhiêu, gia cố phục dựng kiểu nào và tuổi thọ của hòn Phụ (nếu) sau phục dựng bao nhiêu. Đá nền và đá hòn Phụ, hòn Tử cũng là đá vôi cả, nhưng lại khác nhau về tuổi địa chất và hệ đá.

Hòn Phụ có độ nghiêng khoảng 12-15 độ, trên mặt đá gốc trượt ước tính 15 độ, muốn phục hồi nguyên trạng phải có các cột chống, móc néo hay cách nào đó để giữ khối đá trên 4.000 tấn đứng vững. Người ta lại phải bêtông hóa. Liệu hình hài giả tạo này có gây phản cảm cho dân chúng không khi mà độ phong hóa và ăn mòn giữa ximăng cốt thép và đá diễn ra không đồng đều. Chúng ta đã có bài học hòn Vọng Phu.

Sử dụng tài nguyên bền vững không thể chống lại thiên nhiên mà phải né tránh thiên nhiên, lợi dụng tối đa thiên nhiên để bảo tồn. Riêng hòn Tử rõ ràng là nên có biện pháp nhanh chóng giữ nó lại, kéo dài tuổi thọ cho nó. Theo quan sát của chúng tôi, ở vùng gần đó trong quá khứ cũng đã có một hòn đổ nghiêng theo qui luật thiên nhiên.

GS.TSKH LÊ HUY BÁ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp