20/04/2024 18:20 GMT+7

Chữa lành là cách phản ứng với stress, chữa xong rồi mới... xông pha nổi

Chữa lành rồi tiếp tục cống hiến cho công việc, cuộc đời mình với tâm lý và thái độ tốt nhất. Còn chữa lành xong mà lười biếng thì đó không gọi là chữa lành, mà là tê liệt, sống nằm phẳng.

Chữa lành với thiên nhiên - Ảnh chụp màn hình Guidepost

Chữa lành với thiên nhiên - Ảnh chụp màn hình Guidepost

Nhận định người còn trẻ tuổi đừng nghĩ mình đã quá vất vả mà tùy tiện nghỉ ngơi bất kỳ khi nào mình muốn, đừng tự cho mình bị tổn thương và cần chữa lành, bài viết "Tuổi còn trẻ phải xông pha, đừng tối ngày lo chữa lành" đăng tải trên Tuổi Trẻ Online thu hút nhiều bình luận xoay quanh vấn đề đang nổi bật gần đây: còn trẻ có nên chữa lành?

Bạn đọc Trường cho biết cụm từ chữa lành những năm gần đây xuất hiện nhiều, vì ngày càng nhiều người bị tổn thương về thể chất lẫn tinh thần trong cuộc sống hiện đại, không chỉ giới trẻ. Nguyên nhân tổn thương có thể là tự bản thân gây ra do lối sống không lành mạnh, từ môi trường sống và làm việc nhiều áp lực.

"Vì thế, trước hết bản thân mỗi người phải có lối sống lành mạnh: hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử, rèn luyện thể dục thể thao, không sử dụng các chất kích thích... Về môi trường sống cần nhìn nhận lại xem môi trường, công việc có phù hợp với sở trường, tính cách, năng lực của mình hay không", anh Trường bình luận.

Đồng quan điểm, bạn đọc Tâm cho rằng đừng đồng hóa giữa chữa lành và hưởng thụ. Hiểu một cách đơn giản, chữa lành là nhìn nhận những tổn thương tâm lý một cách tích cực để có cuộc sống nội tâm vững vàng, từ đó cống hiến mạnh mẽ hơn cho xã hội qua lao động, sáng tạo, thiện nguyện. 

Bạn đọc này hy vọng những người có nhu cầu chữa lành sẽ không bị lừa đảo, hướng theo lối sống hưởng thụ.

Theo độc giả Phạm Đức Thuần, chữa lành không có nghĩa là không xông pha, không cống hiến cho công việc sự nghiệp. Đó chỉ là cách nói thay cho việc đi du lịch, đi trải nghiệm và giảm stress. 

Anh cho biết: "Việt Nam không phổ biến gap year, khi sinh viên chuẩn bị nhập học hoặc mới tốt nghiệp dành hẳn một năm đi du lịch ba lô để trải nghiệm và tìm hiểu. Sau khi tốt nghiệp, đa số mọi người đều lo kiếm việc làm, đi làm thì công ty hở ra là overtime (làm thêm giờ), là cống hiến cho sự nghiệp này nọ. Làm công ty lớn thì có khi đi du lịch còn phải mang laptop, điện thoại theo để làm việc nếu cần.

Do đó, càng ngày càng stress và có khái niệm chữa lành để phản ứng lại, đòi hỏi cân bằng công việc - cuộc sống hơn trong công việc. Họ bỏ tiền mình làm ra đi du lịch vào ngày nghỉ, công việc vẫn làm đủ thì có gì sai? 

Chữa lành rồi sau đó tiếp tục cống hiến với công việc, cuộc đời mình với tâm lý và thái độ tốt nhất. Còn chữa lành xong mà lười biếng thì đó không gọi là chữa lành mà là tê liệt, sống nằm phẳng vì chả còn gì hy vọng".

Chữa lành để tiếp tục cống hiến - Ảnh: Natural Therapy Page

Chữa lành để tiếp tục cống hiến - Ảnh: Natural Therapy Page

Nhiều người nhận định người trẻ nên cân bằng giữa công việc và cuộc sống, thay vì cố "cày" sống chết mà bỏ qua những dấu hiệu bất ổn của sức khỏe và tinh thần.

Độc giả Ba Saigon bình luận: "Chữa lành giúp giảm bớt căng thẳng chứ không phải là thu mình, cam chịu không làm việc, không phấn đấu. Không phải tự nhiên mà có hiện tượng không ít người "tham vọng" làm việc ngày đêm bỗng dưng đột quỵ hoặc tự sát".

Ở góc độ khác, độc giả có tài khoản hdng**** cho rằng: "Gặp biến cố lớn trong cuộc đời thì chữa lành để bước tiếp trên đường đời. Đằng này mấy cái va chạm vụn vặt, áp lực công việc chút xíu là bắt đầu lên mạng tìm dịch vụ, thế là tiền mất tật mang".

"Khi còn trẻ, có sức khỏe tràn trề, kiến thức vừa được trang bị trên ghế nhà trường, kèm các kỹ năng sống... thì phải tự giác và mạnh mẽ bước ra cuộc đời để làm việc, kiếm tiền, tiếp tục học tập, rèn luyện bản thân để trưởng thành hơn và đạt nhiều thành quả trong công việc, cuộc sống, xứng đáng là thế hệ dân số vàng góp phần xây dựng kinh tế, xã hội, tích lũy tài chính cho tương lai! Chứ sao cứ lo "chữa lành"?", bạn đọc Lan nêu quan điểm.

Bạn có khi nào có mong muốn được chữa lành? Theo bạn, những chia sẻ "muốn đi chữa lành" của bạn trẻ trên mạng xã hội chỉ để cho vui hay phản ánh mong muốn thật sự của họ? Mời bạn chia sẻ ý kiến về hòm mail [email protected]. Tuổi Trẻ Online cảm ơn bạn.

Tham gia khóa học chữa lành: Coi chừng tổn thương nhân đôiTham gia khóa học chữa lành: Coi chừng tổn thương nhân đôi

Không có công thức cụ thể nào để áp dụng cho tất cả. Mỗi phương pháp có thể đúng với người này nhưng không hợp với câu chuyện của người kia.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp