04/08/2014 06:05 GMT+7

Chưa là phương án tốt giảm mại dâm

HOÀNG ĐIỆP - LAN ANH ghi
HOÀNG ĐIỆP - LAN ANH ghi

TT - Tiếp tục diễn đàn “Công khai tên người mua dâm: kẻ gật, người lắc”, chúng tôi giới thiệu thêm ý kiến phân tích về hiệu quả của biện pháp này.

* TS.LS Vũ Thái Hà (chủ tịch hội đồng thành viên Công ty luật TNHH YouMe):

Không hợp lý

Theo quy định của pháp luật hiện hành, ngoại trừ người có hành vi mua dâm người chưa thành niên (người từ đủ 16 đến 18 tuổi), người mua dâm nói chung không bị coi là tội phạm và không bị xử lý hình sự. Hiện nay, mua dâm được coi là hành vi vi phạm pháp luật hành chính về phòng, chống tệ nạn xã hội, chịu sự điều chỉnh của Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 và các văn bản pháp luật có liên quan.

Bên cạnh đó, pháp lệnh phòng, chống mại dâm hiện hành quy định không công bố tên tuổi, hình ảnh người bán dâm, mua dâm, tuy nhiên người mua dâm sẽ bị thông báo về địa phương để chính quyền địa phương nhắc nhở, giáo dục.

Theo Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, “công khai danh tính người vi phạm” không được coi là một trong các hình thức xử phạt hành chính, và hiện cũng không có hành vi vi phạm hành chính nào bị áp dụng biện pháp này. Do đó, việc “công khai danh tính người vi phạm” đối với riêng hành vi mua dâm là thiếu công bằng và không hợp lý.

Việc công khai danh tính người mua dâm cũng khó có thể làm giảm tệ nạn mại dâm, bởi xét một cách khách quan, đây là nhu cầu thật sự của một bộ phận trong xã hội và tùy từng điều kiện của mỗi người cũng như hoàn cảnh, thời điểm diễn ra hành vi, đây không phải lúc nào cũng là hành vi xấu. Việc áp dụng những biện pháp không hợp lý sẽ chỉ dẫn tới những biến tướng khó lường hơn, chưa kể đến những hệ lụy xã hội khác.

* Nhà xã hội học Trịnh Hòa Bình:

Cần quản lý mềm mại

Dường như trên lập trường cung - cầu, khi không giải quyết được nguồn cung tức là những người bán dâm, người ta hướng đến người mua dâm. Điều đó tỏ ra công bằng, người bán dâm, đường dây tổ chức bán dâm bị phạt hoặc giáo dục, nhưng những người mua dâm chả nhẽ không bị làm sao? Nhưng thực tế khi việc công khai danh tính người mua dâm cũng là độc quyền cung cấp thì có thể chỉ những người không có vị thế mới bị công khai, khiến nhu cầu công bằng ban đầu lại trở nên không công bằng.

Thực tế thị trường tình dục là có thật và đã tồn tại qua nhiều đời. Khi chưa chống được triệt để thì rất nên quản lý mềm mại hơn, theo nguyên tắc giảm bớt hệ lụy, băng hoại, thiếu lành mạnh cho xã hội. Có nên chăng đưa khu vực này ra một vị trí nhất định, nếu cán bộ công chức mà đến đó, bị xã hội nhận diện thì họ phải trả giá bằng việc bị xã hội lên án, bị mất việc, mất chức. Khi đó chưa cần công khai danh tính, tức khắc cán bộ công chức sẽ ngại không dám đến những khu vực nhạy cảm đó.

* Chị Trịnh Phương Loan (quận Tân Bình, TP.HCM):

Sẽ ảnh hưởng đến con cái

Việc người đàn ông đã có gia đình mà đi mua dâm tôi nghĩ thuộc phạm trù đạo đức, vậy nên việc công khai danh tính người mua dâm không phải là giải pháp hiệu quả để giảm thiểu tệ nạn xã hội từ việc mua bán dâm. Thậm chí tôi cho rằng đó là biện pháp phản tác dụng bởi việc công khai danh tính người mua dâm sẽ ảnh hưởng rất nặng nề đến tâm lý gia đình, con cái của chính người đó.

HOÀNG ĐIỆP - LAN ANH ghi
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp