Đã có nhiều ý kiến trái chiều được đưa ra tại hội thảo, trong đó tập trung về những ưu nhược điểm của các mô hình đã và đang được triển khai hiện nay.
Theo ông Phạm Huy Sơn, phó viện trưởng Viện nghiên cứu hải sản, việc hình thành và phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá là điều rất cần thiết, giúp ngư dân giảm được chi phí sản xuất, tăng chất lượng sản phẩm, tăng thời gian đánh bắt trên biển cũng như góp phần giữ vững an ninh biển đảo”.
Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng hiện Nhà nước vẫn chưa có chính sách hỗ trợ riêng đối với các chủ tàu làm dịch vụ hậu cần.
Tương tự, cũng có ý kiến cho biết: “Việc xây dựng các tổ đội sản xuất trên biển hiện nay được tổ chức thực hiện theo nội dung hướng dẫn trong cuốn sổ tay xây dựng tổ đội hợp tác của Tổng cục Thủy sản chứ chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định về vấn đề này. Ngư dân tham gia trên tinh thần tự nguyện, hoàn toàn không có ràng buộc về tính pháp lý nên cũng rất dễ rút bỏ khỏi tổ đội nếu không có niềm tin hoặc lợi ích không được đảm bảo”.
Hiện ở miền Trung đã hình thành một số dạng dịch vụ hậu cần trên tinh thần tự nguyện của các tàu cá tham gia đánh bắt hải sản trên biển.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận