Ông Phạm Danh, giám đốc Sở Tài nguyên - môi trường tỉnh Bình Dương, cho biết: “Cả tỉnh có 29 cơ sở chế biến cao su, với lưu lượng xả hơn 22.000 m3/ngày. Nước thải lĩnh vực này rất khó xử lý. Nước thải của nhiều cơ sở còn gây ô nhiễm nặng, vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Tỉnh sẽ tăng cường kiểm tra để chấn chỉnh thực trạng này”. Tuy nhiên xử lý ra sao, bao giờ chấm dứt ô nhiễm môi trường vẫn khiến nhiều cử tri băn khoăn.
Cũng đề tài môi trường, ở Đồng Nai, đại biểu HĐND đã nhiều năm than thở về môi trường, đến nay câu chuyện Nhà máy giấy Tân Mai, Sonadezi xả thải vẫn chưa có hồi kết. Vấn đề giáo dục lại được xới lên khi nhiều đại biểu cho hay việc thiếu các trường mầm non, nhà giữ trẻ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai ở các địa phương tập trung nhiều khu công nghiệp.
* Tại kỳ họp ở xứ dừa Bến Tre, cử tri bức xúc nhất là việc giá dừa đang “lao dốc” thảm hại trong khi tết đến gần, giảm tới 50% so với tháng trước, ảnh hưởng lớn đến đời sống. Cử tri đề nghị UBND tỉnh phải có giải pháp bảo vệ quyền lợi của người dân và các doanh nghiệp chế biến các sản phẩm từ dừa.
Cử tri xã Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú cho rằng vừa qua việc quản lý rừng phòng hộ chưa chặt chẽ và bất hợp lý. Ban quản lý rừng phòng hộ đã giao khoán cho các cán bộ của ban mỗi người hàng chục hecta nhưng họ không quản lý khai thác mà lại cho thuê, trong khi người dân không có đất sản xuất hoặc công ăn việc làm.
Nhiều cử tri cũng đề nghị UBND tỉnh có biện pháp ngăn chặn tình trạng khoan giếng khai thác nước mặn tràn lan ở các huyện ven biển để nuôi tôm, gây tác động xấu đến môi trường.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận