11/07/2017 12:42 GMT+7

​Chưa chốt phương án phá sản các dự án dầu khí

NGỌC AN
NGỌC AN

TTO - Đó là khẳng định của Phó thủ tướng Vương Đình Huệ tại cuộc họp của Ban chỉ đạo Đổi mới và phát triển doanh nghiệp về tình hình thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước sáu tháng đầu năm 2017.

Phó thủ tướng Vương Đình Huệ khẳng định các phương án xử lý 12 dự án yếu kém, thua lỗ ngành công thương vẫn đang được bàn thảo - ẢNH: Thành Chung
Phó thủ tướng Vương Đình Huệ khẳng định các phương án xử lý 12 dự án yếu kém, thua lỗ ngành công thương vẫn đang được bàn thảo - ẢNH: Thành Chung

Đang bàn thảo phương án

Phó thủ tướng nhắc nhở về việc thông tin một số dự án ngành dầu khí phá sản từ cuộc họp của Bộ Công thương với Tập đoàn Dầu khí quốc gia VN – PVN diễn ra vào cuối tuần trước, cần hết phải sức thận trọng.

Ông Huệ nói là sau khi có thông tin phá sản, có doanh nghiệp đã gọi điện than rằng một số hợp đồng ký có nguy cơ bị dừng, tâm lý người lao động, cán bộ rất hoang mang.

Do đó, Phó Thủ tướng nhấn mạnh đối với những thông tin nhạy cảm, liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cần phải thận trọng, đặc biệt là vấn đề phá sản.  

Phó Thủ tướng cũng nói thêm rằng các phương án xử lý 12 dự án, doanh nghiệp thua lỗ, yếu kém ngành công thương hiện vẫn đang được bàn thảo chứ chưa quyết định.

Theo thẩm quyền, Bộ Công thương lấy ý kiến, trình Thủ tướng để ký phê duyệt đề án, chương trình theo ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị, chứ Bộ Công thương không có thẩm quyền quyết định phương án xử lý các dự án. 

Trong trường hợp có lựa chọn phương án phá sản với một số dự án, Phó thủ tướng cho biết việc thực hiện cũng sẽ có lộ trình, từng bước sắp xếp trước khi cổ phần hóa, giải thể, hay phá sản.

Mục tiêu là nhằm thực hiện đúng yêu cầu mà Bộ Chính trị đặt ra là trong năm 2017 sẽ triển khai thực hiện, năm 2018 các dự án sẽ có chuyển biến căn bản và năm 2020 sẽ xử lý xong các dự án.

Trước đó tại cuộc họp ngày 8-7 của Bộ Công thương với PVN bàn về việc đẩy nhanh tiến độ xử lý nhóm 5 dự án, doanh nghiệp thua lỗ, yếu kém thuộc Tập đoàn này, một số phương án xử lý đã được đưa ra để triển khai thực hiện.

Sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước còn chậm

Ông Lê Mạnh Hà, Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Phó trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp, cho  biết trong sáu tháng đầu năm, tình hình đổi mới, sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước diễn ra còn chậm.

Trong số 137 doanh nghiệp phải cổ phần hóa giai đoạn 2017 – 2020, đã hoàn thành cổ phần hóa 6 doanh nghiệp, trong đó có 3 tổng công ty.

Hiện đang công bố giá trị doanh nghiệp và xây dựng phương án cổ phần hóa để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt 14 doanh nghiệp; tiến hành xác định giá trị doanh nghiệp 20 doanh nghiệp.

Như vậy, dự kiến sẽ hoàn thành cổ phần hóa 40 doanh nghiệp trong tổng số 45 doanh nghiệp theo kế hoạch của năm 2017.

Tuy nhiên, việc thoái vốn đạt tỉ lệ thấp, mới thu về được 11.589,3 tỉ đồng.

Đáng chú ý là việc thoái vốn tại các doanh nghiệp lớn như Vinamilk, Habeco, Sabeco còn chậm; đăng ký giao dịch trên sàn chứng khoán thực hiện chưa nghiêm túc, có tới 730 doanh nghiệp chưa đăng ký giao dịch hoặc niêm yết trên sàn chứng khoán.

Có 46 doanh nghiệp đã thống nhất chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước về SCIC nhưng chưa chuyển giao và 176 doanh nghiệp chưa thống nhất chuyển giao về SCIC.

NGỌC AN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp