16/06/2013 08:20 GMT+7

Chùa "bánh xèo"

VĂN HẢI
VĂN HẢI

TT - Mỗi ngày nhà chùa đổ hàng ngàn bánh xèo chay đãi miễn phí cho các phật tử, khách thập phương xa gần.

nNgaPWlp.jpgPhóng to
Chùa “bánh xèo” - Ảnh: V.Hải

Những người làm công quả ở đây luôn phục vụ chu đáo từ việc bưng bánh đến pha chế nước uống.

Nằm dưới chân núi Cậu, tọa lạc cặp quốc lộ 91, thị trấn Tịnh Biên, huyện Tịnh Biên (An Giang), từ lâu chùa “bánh xèo” được mọi người biết đến bởi món bánh xèo chay ăn với rau núi nổi tiếng. Đến đây khách có thể ăn thoải mái, không hạn chế số lượng.

Thượng tọa Thích Thiện Chí, trụ trì chùa, cho biết do chế biến món bánh xèo cho mọi người ăn nên chùa mới được dân địa phương gọi bằng cái tên mộc mạc là chùa “bánh xèo”. Để phục vụ khách chu đáo, nhà chùa bố trí cả một “đội quân” với hơn 10 người chế biến bánh xèo. Ngôi chùa này còn có tên gọi khác là chùa Đông Lai hay chùa Phật Nằm. “Thật mừng, nhà chùa có một “đệ nhất bếp” Ngô Văn Vũ (31 tuổi) với bàn tay khéo léo chuyên chế biến bánh xèo. Mặc dù còn rất trẻ nhưng anh Vũ đã có hơn 10 năm tình nguyện làm công quả trong chùa, đồng thời cũng là người đầu tiên xung phong làm nhiệm vụ chiên bánh xèo phục vụ khách cho nhà chùa” - vị thượng tọa trụ trì chùa tự hào nói.

3zvtbl4z.jpgPhóng to
Khách vào tận bếp xem cách chế biến món bánh xèo - Ảnh: V.Hải

Hôm đến chùa “bánh xèo” ngay ngày chủ nhật, chúng tôi thật sự khâm phục trước bàn tay khéo léo và điêu luyện của anh Vũ. Thường một đầu bếp chỉ đảm nhận chiên khoảng vài chảo bánh xèo, riêng anh Vũ “tả xung hữu đột” đến hơn chục chảo. Tay anh thoăn thoắt, cái bánh xèo này vừa ráo mặt, giòn tan thì cái khác đã chín. Vũ tâm sự: “Làm riết quen, ban đầu mới bắt tay vào đổ, bánh khét hoài. Nhưng chế biến càng lâu, có kinh nghiệm thì tay nghề đạt đến độ chín muồi, bánh sẽ càng thơm ngon”.

Phía sau nhà khách của chùa rất rộng, sạch sẽ với nhiều bàn ghế inox để phục vụ du khách xa gần. Cạnh đó là nguyên chái bếp với hơn 40 lò, chảo dùng chế biến bánh xèo. Anh Ngô Văn Vũ cho biết: “Ngày thường đổ 6.000-7.000 cái bánh, riêng thứ bảy, chủ nhật khách tăng gấp bốn lần phải dùng đến 40 bếp chiên bánh mới xuể. Khẩu phần ăn bánh xèo ở đây không quy định mà khách muốn ăn bao nhiêu cũng được. Khi ăn bánh xèo xong, khách còn được nhà chùa tận tình phục vụ nước giải khát có thể là trà đường, đá chanh hoặc cà phê...”.

Ngôi chùa “bánh xèo” được hình thành từ năm 1999, thượng tọa Thích Thiện Chí về trụ trì và có ý tưởng phục vụ món bánh xèo cho đến nay. Cô Lâm Thị Phương (58 tuổi), một người tình nguyện làm công quả ở chùa, cho biết ban đầu thầy Thích Thiện Chí về làm trụ trì, một số phật tử Châu Đốc nảy sinh ý tưởng nấu món bánh xèo chay đãi mọi người. Thấy món này dễ làm, ăn ngon nên thầy đã nhờ chúng tôi chế biến để phục vụ khách.

Lúc đầu thầy dùng phần chi phí cúng dường của khách thập phương để mua vật dụng, bột, đường, củi, rau... Dần dà về sau khách đến ngày càng đông, nhiều khách có tấm lòng khi dùng bánh xèo xong họ cúng dường hoặc gửi tiền lại cho nhà chùa. Bằng nguồn kinh phí này mà nhà chùa mới xoay vòng và duy trì chế biến món bánh xèo cho khách thập phương từ đó đến nay.

VĂN HẢI
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp