22/04/2024 19:24 GMT+7

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ góp ý dự Luật Địa chất và Khoáng sản

Chiều 22-4, Chủ tịch Quốc hội đã góp ý vào một số nội dung dự Luật Địa chất và Khoáng sản tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ - Ảnh: GIA HÂN

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ - Ảnh: GIA HÂN

Chiều 22-4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự Luật Địa chất và Khoáng sản.

Đề nghị làm rõ nhiều nội dung cụ thể

Góp ý vào dự thảo luật, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị làm rõ nhiều nội dung cụ thể.

Theo ông Huệ, chủ trương của chúng ta nói rất nhiều đến việc quản lý, sử dụng các nguồn lực tài nguyên, nhất là đất đai, tài nguyên nước, khoáng sản theo nguyên tắc thị trường. Do đó, ông đề nghị rà soát lại dự luật nhằm thể hiện rõ quan điểm này, kinh tế hóa ngành tài nguyên, khoáng sản.

Ông cho hay vấn đề đấu giá, quyền khai thác, cấp phép hay nguồn dữ liệu điều tra cơ bản về địa chất và khoáng sản đôi khi Nhà nước mất rất nhiều tiền. Vì vậy, quy định khi các nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế sử dụng kho dữ liệu là tài liệu điều tra cơ bản này phải trả phí như thế nào, có lẽ cần nghiên cứu thêm.

Bởi chúng ta bỏ ra rất nhiều tiền, do đó, các thành phần kinh tế khi vào làm sử dụng, khai thác kho này có coi đây là một tài sản không và nguyên tắc thu phí chỗ này như thế nào.

Vấn đề thứ hai, theo Chủ tịch Quốc hội, là nguyên tắc quản lý tổng hợp về địa chất và khoáng sản thể hiện ở trong này ra sao. Nhất là một số nội dung về quản lý nhà nước phân định cho Bộ Tài nguyên và Môi trường là đầu mối giúp cho Chính phủ quản lý thống nhất lĩnh vực này, còn các bộ tham gia vào đây như thế nào?

Ông Vương Đình Huệ dẫn ví dụ luật này không nói đến vấn đề dầu khí, nhưng nói đến than bùn, than nâu. Nhưng có những mỏ than nâu hoặc than bùn nằm trên khu vực đồng bằng rất khó để thăm dò, khai thác được than đó. Còn khí liên quan các mỏ đó lại khai thác được.

Điều này dẫn đến có sự giao thoa trong quản lý của Tập đoàn Công nghiệp than - khoáng sản và Tập đoàn Dầu khí, đòi hỏi vai trò quản lý tổng hợp, do đó cần làm rõ nguyên tắc phân chia.

Một nội dung khác là dự thảo đề cập khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia, song chưa rõ thẩm quyền quyết định đưa vào dự trữ là của Chính phủ, Thủ tướng, bộ hay địa phương...

"Loại nào, phân cấp như thế nào trong này chưa thấy nói. Mới chỉ nói là hồ sơ, trình tự, thủ tục lập và phê duyệt, còn chưa nói đến quy định thẩm quyền đối với việc quyết định đưa vào dự trữ...", Chủ tịch Quốc hội nêu thêm.

Cần tạo hành lang pháp lý khai thác cát biển?

Trình bày tờ trình, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh cho biết sau 13 năm thi hành Luật Khoáng sản năm 2010, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế.

Trong đó, thủ tục hành chính cấp phép về khoáng sản làm vật liệu san lấp còn phức tạp, chưa phân loại các đối tượng khoáng sản để áp dụng thủ tục hành chính tương ứng, phù hợp (thủ tục của mỏ đất san lấp phải thực hiện như một mỏ vàng).

Việc thu tiền cấp quyền khai thác theo trữ lượng khoáng sản còn gặp nhiều bất cập... Việc xây dựng luật nhằm tạo hành lang pháp lý toàn diện trong việc bảo vệ tài nguyên địa chất, khoáng sản chưa khai thác, khắc phục nhiều bất cập...

Thẩm tra nội dung này, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường cơ bản tán thành với sự cần thiết ban hành luật.

Ủy ban này đề nghị cơ quan soạn thảo bổ sung thông tin, đánh giá tác động chính sách đầy đủ hơn đối với các nội dung chính sách mới, có tác động đến chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước...

Nêu ý kiến thảo luận, Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường đề nghị xem xét bổ sung quy định về quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến cát biển thay thế cát sỏi lòng sông, bởi đây là yêu cầu thực tiễn.

Dẫn số liệu thống kê cả nước có 330 mỏ cát sông với trữ lượng khoảng 2,3 tỉ m3, ông Cường cho rằng chỉ đủ nhu cầu san lấp, chứ chưa đáp ứng được nhu cầu xây dựng.

Hơn nữa, khai thác cát, sỏi lòng sông cũng để lại nhiều hệ quả nhãn tiền, nhất là ảnh hưởng môi trường, biến đổi dòng chảy, sạt lở nhà cửa, đê điều, công trình xây dựng.

Theo ông Cường, trữ lượng cát biển của nước ta khoảng 196 tỉ m3, nhưng chưa đủ hành lang pháp lý khai thác, sử dụng, nên dẫn tới chậm hoặc không thể thăm dò, khai thác do chưa có quy trình kỹ thuật chuẩn hướng dẫn.

Để hạn chế và tiến tới dừng khai thác cát sỏi lòng sông, chuyển sang cát biển thay thế, luật nên quy định về quy hoạch, khai thác cát biển để có cơ sở pháp lý phục vụ nhu cầu sử dụng cát biển trong tương lai.

Tổng thư ký Quốc hội: Có văn bản ban hành chậm hơn 35 thángTổng thư ký Quốc hội: Có văn bản ban hành chậm hơn 35 tháng

Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho hay trong 32 văn bản chậm qua giám sát năm 2023, văn bản chậm ít nhất 14 ngày, chậm nhiều nhất 35 tháng 24 ngày, một số chậm 22-25 tháng.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp