18/06/2024 18:04 GMT+7

Chủ tịch Quốc hội: Quản lý chặt quảng cáo thuốc, không để người dân 'tiền mất tật mang'

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị cần kiểm soát chặt chẽ quảng cáo thuốc, không để nội dung quảng cáo sai lệch, người dân tiền mất tật mang do sử dụng thuốc theo quảng cáo.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn - Ảnh: GIA HÂN

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn - Ảnh: GIA HÂN

Chiều 18-6, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược.

Cần quy định cụ thể quảng cáo thuốc

Nêu ý kiến tại tổ, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nói về quảng cáo thuốc, người dân rất quan tâm nên cần kiểm soát chặt chẽ trên các hệ thống thông tin.

"Không để nội dung quảng cáo làm sai lệch bản chất thuốc, không đúng hiệu quả điều trị, không để người dân tiền mất tật mang do sử dụng thuốc theo quảng cáo", ông Mẫn nêu rõ.

Cũng theo ông Mẫn, thời gian qua lực lượng quản lý thị trường bắt giữ hàng loạt vụ việc thuốc giả, nhập lậu… Vì vậy, người dân rất quan tâm làm sao mua được thuốc thật, giá cả hợp lý.

Ông nói luật sửa đổi đã bổ sung quyền phân phối thuốc với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Song mở rộng nhưng cần thận trọng, vừa đảm bảo tránh độc quyền phân phối nhưng cũng cần có lộ trình từng bước cho phù hợp.

Còn với mở rộng ở thương mại điện tử, ông nói là cần thiết nhưng đây là mặt hàng đặc biệt cần có quy định cụ thể để kiểm soát, mở rộng từng bước, thận trọng, đồng bộ các quy định có liên quan.

Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan (TP.HCM) cũng đề nghị tuyệt đối không đưa thuốc kê đơn vào danh mục hàng hóa có thể phân phối qua thương mại điện tử.

Đối với thuốc không kê đơn, bà Lan nói có thể xem xét phân phối qua thương mại điện tử, nhưng các quy định về quản lý phải thật chặt chẽ, được luật hóa.

"Chúng ta không cấm bán thuốc qua sàn giao dịch điện tử, nhưng việc áp dụng cơ chế này phải được cân nhắc ở giai đoạn nền pháp lý đã được hoàn thiện một cách chặt chẽ, được tổ chức trong một khuôn khổ an toàn, trật tự hơn", bà Lan đề nghị.

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) nhìn nhận nếu quảng cáo đúng có lợi, còn không đúng vô cùng có hại, thậm chí là hành vi gian dối người tiêu dùng.

Do vậy, ông đề nghị cần có quy định cụ thể về quảng cáo thuốc trong luật này để bảo vệ quyền lợi, sức khỏe người dân tốt nhất.

Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu - Ảnh: GIA HÂN

Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu - Ảnh: GIA HÂN

Bác sĩ bị sử dụng hình ảnh để bán thuốc trên mạng

Nêu ý kiến tại tổ, ông Nguyễn Lân Hiếu (giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội) nói không ngày nào không có người dân gọi đến hỏi "thuốc này có phải do anh quảng cáo, anh dùng không mà người ta sử dụng hình ảnh anh để bán trên mạng mà người dân dùng rất nhiều, gây tác dụng phụ, tốn kém tài sản".

Theo ông Hiếu, quảng cáo được rất nhiều cơ quan quản lý, nhưng với thuốc, cần quy định rõ trách nhiệm Bộ Y tế.

Ông đề nghị ghi rõ trong dự thảo, Bộ Y tế có trách nhiệm phát hiện, xử lý quảng cáo thuốc giả mạo trên mạng xã hội, cung cấp cho cơ quan chức năng điều tra và thông tin cho người dân biết trên các website, app của Bộ Y tế để phòng tránh, không để cho người dân dùng các thuốc này.

"Đây là vấn đề nổi trội và chúng ta cần đưa vào để tránh tình trạng bán các thuốc không rõ nguồn gốc tràn lan trên mạng xã hội", ông Hiếu nói.

Ông cũng bày tỏ đồng tình với việc phát triển ngành dược nội địa. Tuy nhiên, cần biết vị trí của mình đang ở đâu, tránh duy ý chí theo kiểu dùng nhiều biện pháp để ngăn chặn, không cho các thuốc của các hãng dược phẩm lớn vào Việt Nam.

Nhưng thuốc tương đương của chúng ta lại không thể so sánh nổi với thuốc tốt của các hãng nước ngoài.

Điều này dẫn đến người dân vẫn phải dùng và giá thuốc bị đẩy lên. Vì vậy, cần rất cẩn trọng về việc dùng luật để thúc đẩy nhưng vô tình lại kìm hãm nhập khẩu các thuốc tốt, thuốc quý.

Về việc mua thuốc theo đơn của bác sĩ nhưng qua online và nhà thuốc sẽ ship về tận nhà, ông Hiếu nói vừa qua Ủy ban Xã hội không ủng hộ ý kiến này, đồng thời cho rằng chỉ cho phép mua tại nhà thực phẩm chức năng.

Theo ông Hiếu, dù cấm nhưng rất nhiều nhà thuốc đang bán theo hình thức này. Người dân chỉ cần chụp ảnh đơn thuốc đến thì nhà thuốc sẽ ship đến tận nhà.

Do vậy, nếu cấm một cách cơ học nhưng không tìm ra giải pháp rất thuận lợi cho người dân sẽ đẩy người dân vào câu chuyện vi phạm pháp luật.

Từ thực tế này, ông Hiếu đề xuất cần cho phép thực hiện nhưng phải quy định rõ ràng và nên bắt đầu từ nhà thuốc các bệnh viện. Bởi bệnh nhân xuất viện về nhà, 3 tháng sau muốn mua thuốc thì vẫn có hồ sơ.

"Chúng ta quy định nhà thuốc bệnh viện có bệnh án điện tử, có khám chữa bệnh từ xa có thể chuyển thuốc đến tận nhà người dân", ông Hiếu đề nghị.

Trình Quốc hội dự Luật Dược sửa đổi: Đề xuất cấm bán thuốc trên mạng xã hộiTrình Quốc hội dự Luật Dược sửa đổi: Đề xuất cấm bán thuốc trên mạng xã hội

Tại dự thảo Luật Dược sửa đổi, Chính phủ đề xuất không được kinh doanh dược trên mạng xã hội và các hình thức kinh doanh điện tử khác.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp