23/01/2016 11:19 GMT+7

Chủ tịch nước, Thủ tướng thể hiện dũng khí về Hoàng Sa, Trường Sa

VIỄN SỰ
VIỄN SỰ

TTO - Đại biểu Đặng Ngọc Tùng - Ủy viên trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam đã nói như vậy tại Đại hội Đảng XII, trong bài tham luận sáng 23-1.

Ông Đặng Ngọc Tùng - Ảnh: Việt Dũng
Ông Đặng Ngọc Tùng - Ảnh: Việt Dũng

Dành một phần bài phát biểu để đề cập đến chủ quyền Hoàng Sa. Ông Đặng Ngọc Tùng nói:

“Cho phép tôi thay mặt 9 triệu đoàn viên và tổ chức Công đoàn Việt Nam xin cảm ơn Đảng cộng sản Việt Nam, cảm ơn các đồng chí lãnh đạo Đảng đã lãnh đạo, chỉ đạo và luôn quan tâm đến hoạt động của tổ chức Công đoàn.

Đặc biệt chúng tôi bày tỏ sự kính trọng và vô cùng biết ơn đồng chí Trương Tấn Sang - Chủ tịch Nước và đồng chí Nguyễn Tấn Dũng - Thủ tướng Chính phủ đã thể hiện dũng khí và bản lĩnh của người lãnh đạo”.

Độc lập toàn vẹn lãnh thổ là không giới hạn

Ông Đặng Ngọc Tùng nhắc lại: “Khi lãnh đạo Trung Quốc tuyên bố Hoàng Sa, Trường Sa thuộc Trung Quốc từ thời cổ đại, ngay lập tức Chủ tịch Nước lên tiếng “Hoàng Sa, Trường Sa do tổ tiên Việt Nam là người đầu tiên phát hiện và xác lập chủ quyền”.

Và tại Philipines, Thủ tướng phát biểu “...Nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó”.

Những tuyên bố trên, theo người đứng đầu tổ chức Công đoàn là đã làm nức lòng hàng triệu đảng viên và nhân dân cả nước, là niềm tự hào dân tộc. Tổ quốc Việt Nam tuy nhỏ nhưng ý chí và quyết tâm giữ vững chủ quyền, độc lập toàn vẹn lãnh thổ tổ quốc là không nhỏ, là không giới hạn.

“Đảng ta, nhân dân ta rất cần những nhà lãnh đạo đầy khí phách và bản lĩnh như vậy” - Ông Đặng Ngọc Tùng xúc động nói.

Đánh giá về tình hình đất nước, ông Đặng Ngọc Tùng nói đất nước đang đứng trước thử thách rất to lớn là phải bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền biển đảo quốc gia trong điều kiện Trung Quốc không từ bỏ âm mưu độc chiếm biển Đông. 

Cạnh tranh trên phạm vi toàn cầu ngày càng gay gắt, quan hệ lao động có xu hướng phức tạp.

Không vì nhà đầu tư quên quyền lợi công nhân

Với Công đoàn Việt Nam, yêu cầu vai trò đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động ngày càng lớn và cấp bách. Nhất là khi các Hiệp định thương mại tự do và đặc biệt là Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) có hiệu lực.

Theo ông Tùng, có thể khi đó sẽ xuất hiện tổ chức đại diện người lao động ngoài tổ chức Công đoàn Việt Nam cùng tồn tại hoạt động.

“Điều này đang đặt ra nhiều thách thức không chỉ đối với tổ chức Công đoàn mà còn đối với cả hệ thống chính trị nếu tổ chức Công đoàn hoạt động yếu kém, không hiệu quả” - Ông Đặng Ngọc Tùng nói.

Ông cho rằng: “Nếu không tập trung xây dựng được tổ chức công đoàn vững mạnh, để công đoàn phát huy tốt vai trò của mình thì sẽ có nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến sức sống của Đảng, tiềm ẩn những nguy cơ xói mòn, trực diện vào cơ sở xã hội quan trọng nhất của Đảng”.

Chủ tịch Tổng liên đoàn lao động Việt Nam đề nghị nhiều biện pháp để giữ vững vai trò của Công đoàn Việt Nam. Trong đó nhấn mạnh: không vì thu hút đầu tư­ mà xem nhẹ quyền lợi của công nhân, lao động.

Ông Đặng Ngọc Tùng cũng đề nghị phải  quan tâm hơn nữa và đổi mới mạnh mẽ ph­ương thức lãnh đạo của Đảng đối với Công đoàn.

“Lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước cần thư­ờng xuyên tiếp xúc, làm việc, lắng nghe, đối thoại và giải quyết kịp thời những ý kiến kiến nghị của người lao động và tổ chức Công đoàn.

Đảng quan tâm, lãnh đạo để có những quyết sách mạnh nhằm giải quyết những vấn đề vướng mắc trong tổ chức, hoạt động công đoàn, nhất là về cơ chế tổ chức, bộ máy, công tác cán bộ, tạo cơ sở pháp lý, điều kiện và sự chủ động trong tuyển chọn, sử dụng cán bộ công đoàn trưởng thành từ phong trào công nhân, để công đoàn hoạt động có chất lượng, hiệu quả” - ông Đặng Ngọc Tùng nói.

VIỄN SỰ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp