06/12/2019 08:30 GMT+7

Chủ tịch Hà Nội nói giám đốc Sở Tài chính phát biểu sai về giá nước nhà máy nước sông Đuống

XUÂN LONG - DANH TRỌNG
XUÂN LONG - DANH TRỌNG

TTO - Chiều 5-12, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã dành nhiều thời gian phát biểu giải trình về câu chuyện nước sạch, giá nước sạch Sông Đuống và xử lý ô nhiễm sông Tô Lịch.

Chủ tịch Hà Nội nói giám đốc Sở Tài chính phát biểu sai về giá nước nhà máy nước sông Đuống - Ảnh 1.

Tổ chức JEBO của Nhật Bản sẵn sàng đầu tư 100% chi phí xử lý toàn bộ sông Tô Lịch, hồ Tây. Tuy nhiên, Công ty Thoát nước Hà Nội lại muốn làm dự án dẫn nước sông Hồng cải tạo môi trường nước hồ Tây và sông Tô Lịch - Ảnh: NAM TRẦN

Giám đốc Sở Tài chính nói... sai!

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết rất nhiều cử tri quan tâm đến vấn đề nước sạch. 

"Hôm nay tôi nói thực thế này, tại cuộc giao ban của thành phố ngày 29-11, chúng tôi đề nghị đồng chí giám đốc Sở Tài chính phải nghiêm túc rút kinh nghiệm về một phát biểu hết sức sai lầm, để dư luận hiểu lầm. 

Đó là tiền lãi vay người dân chịu trong giá nước là 2.003 đồng. Cơ cấu giá nước chỉ có 5 nội dung: thứ nhất là chi phí sản xuất của 1m3 nước. Thứ hai là giá vận chuyển nước. Thứ ba là giá thành quản trị. Thứ tư là lãi suất 5%. Thứ năm là liên quan đến thất thoát 25%" - ông Chung nói.

Về giá nước sạch khiến mọi người thắc mắc, ông Chung khẳng định giá nước bán tới người dân, thành phố thực hiện nghiêm túc theo đúng quyết định của thành phố trước đây, đến nay không thay đổi. 

"Còn về giá nước thành phố thỏa thuận với các nhà máy nước, trong thời gian qua thành phố có thỏa thuận với Nhà máy nước mặt Sông Đuống giá tạm tính là 10.246 đồng là để cho họ lập dự án. Thành phố cũng thỏa thuận cho Nhà máy nước mặt Sông Hồng là 10.365 đồng là để họ lập dự án. Nhưng dự án này đang chậm tiến độ. Đây chỉ là giá thỏa thuận để lập dự án" - ông Chung giải thích thêm.

Theo ông Chung, thực trạng trước năm 2015, thành phố Hà Nội có tới 109 dự án cấp nước sạch nông thôn do Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn quản lý, trong đó có nhiều dự án vốn vay. Tuy nhiên, đến nay chỉ có 6 giếng hoạt động được, còn lại những giếng khác chỉ hút lên chứ không lọc.

Để hạn chế các hộ dân bị cúp nước, ông Chung cho biết thành phố đã đề xuất Thủ tướng Chính phủ cho hai đầu mối quản lý nước từ Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn thành một đầu mối về Sở Xây dựng. 

Thứ hai, đề nghị điều chỉnh quy hoạch cấp nước, đó là cung cấp nước theo hình thức mạch vòng để đảm bảo không lúc nào bị thiếu nước, kể cả khi xảy ra sự cố. 

Thứ ba, đã kêu gọi đơn vị tư nhân vào đầu tư, đến nay toàn thành phố đã có 23 nhà đầu tư với 38 dự án về nước sạch.

"Với sự quyết liệt, năm nay mới không bị thiếu nước sạch. Thực tế năm 2019 đã có 75% dân nông thôn được cấp nước đô thị. Trong khi nghị quyết của Đảng bộ Hà Nội nêu đến năm 2020 có 50% người dân nông thôn được cấp nước theo tiêu chuẩn đô thị" - ông Chung nói. 

Đồng thời lý giải thêm: thành phố quyết tâm đẩy nhanh chương trình cấp nước cũng vì mong muốn cung cấp nguồn nước đảm bảo tiêu chuẩn cho người dân, đảm bảo sức khỏe lâu dài cho người dân.

Chưa thông qua xử lý ô nhiễm của Nhật

Đề cập đến việc xử lý ô nhiễm các dòng sông, trong đó có sông Tô Lịch, chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cho biết đây là vấn đề mà người dân, cử tri, nhà khoa học quan tâm trong nhiều năm qua. 

Theo ông Chung, trong nhiều năm thành phố đã mời các nhà khoa học, mời các chuyên gia nghiên cứu. Cũng đã có công nghệ mới nhất như các chuyên gia Nhật Bản đã đưa công nghệ vào xử lý thí điểm thời gian vừa qua. 

Hiện nay đã có sáng kiến làm cống hộp hai đáy, đáy dưới là thu gom nước thải, đáy trên thu gom nước mưa. Và hiện nay thành phố đang triển khai dự án Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá, công suất 270.000m3/ngày đêm, phấn đấu đến quý 2-2022 hoàn thành.

"Khi nhà máy này hoàn thành, toàn bộ nước thải quận Đống Đa, một phần quận Ba Đình, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Đông và huyện Thanh Trì sẽ được thu gom. Cơ bản nước thải của sông Tô Lịch sẽ được thu gom đưa về Nhà máy Yên Xá xử lý, sau đó đưa trở lại sông Tô Lịch. 

Hiện nay, việc đào hệ thống thu gom nước thải của khu dân cư đã được thực hiện bằng robot, nơi sâu nhất là 18m, nơi nông nhất là 3m. Sắp tới sẽ thông tin rộng rãi về dự án này" - ông Chung nói.

Trong thời gian chưa có Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá, ông Chung thừa nhận lượng bùn lắng, mùi hôi trên sông Tô Lịch nhiều năm là vấn đề rất đáng lo. Vì vậy, thành phố đang tích cực hợp tác với các nhóm nhà khoa học để nghiên cứu tìm ra giải pháp. Tuy nhiên, theo ông Chung: cách mới của các chuyên gia Nhật Bản đề xuất sử dụng cống hai đáy. 

"Đó mới là những ý tưởng đưa ra, chứ thành phố chưa thông qua ý tưởng nào" - ông Chung nói thêm.

Ô nhiễm không khí do nhiều ngành buông lỏng quản lý

Đề cập đến việc quản lý xe chở vật liệu xây dựng, phế thải, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết thành phố đã có quy định đầy đủ.

Tuy nhiên, theo ông Chung, trên địa bàn thành phố hiện có nhiều công trình xây dựng, nhưng việc buông lỏng quản lý để các xe chở vật liệu xây dựng không che đậy làm rơi vãi, gây ô nhiễm không khí.

Theo ông Chung, đây là trách nhiệm phải giải quyết của chính quyền cơ sở, thanh tra giao thông, cảnh sát giao thông, cảnh sát trật tự.

Mua nước mặt giá cao hơn nước sạch, bù 200 tỉ đồng, Hà Nội đang ưu ái Nhà máy nước mặt Sông Đuống? Mua nước mặt giá cao hơn nước sạch, bù 200 tỉ đồng, Hà Nội đang ưu ái Nhà máy nước mặt Sông Đuống?

TTO - Việc chấp thuận tạm tính giá cho Nhà máy nước mặt Sông Đuống cao hơn cả giá nước sạch bán cho người dân và giá bán bình quân của các công ty cấp nước khác khiến nhiều người đặt câu hỏi Hà Nội có ưu ái Nhà máy nước mặt Sông Đuống?

XUÂN LONG - DANH TRỌNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp