18/05/2022 16:28 GMT+7

Chủ tịch FED quyết tâm kiềm chế lạm phát dù phải tiếp tục tăng lãi suất

NGUYÊN HẠNH
NGUYÊN HẠNH

TTO - Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) Jerome Powell nhấn mạnh quyết tâm giảm lạm phát, cho biết sẽ ủng hộ việc tăng lãi suất cho đến khi giá cả bắt đầu giảm trở lại mức chấp nhận được.

Chủ tịch FED quyết tâm kiềm chế lạm phát dù phải tiếp tục tăng lãi suất - Ảnh 1.

Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) Jerome Powell - Ảnh: BLOOMBERG

Theo Đài CNBC, ông Powell nhấn mạnh "sẽ không có bất cứ sự chần chừ" nào trong việc thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát. 

Ông khẳng định sẽ giảm lãi suất cho đến khi cảm thấy các điều kiện tài chính đã thích hợp và lạm phát đang giảm xuống. 

Hồi đầu tháng 5, FED đã tăng lãi suất đi vay chuẩn lên 0.5 điểm phần trăm. Đây là lần tăng lãi suất thứ hai FED thực hiện trong năm 2022, trong bối cảnh lạm phát tăng lên cao nhất trong 40 năm qua.

Ông Powell cho biết FED có thể tiếp tục thực hiện các động thái tương tự, miễn là các điều kiện kinh tế không thay đổi.

Ông lặp lại cam kết đưa lạm phát tiến gần hơn với mục tiêu 2% của FED. Ông cảnh báo rằng đây là điều không dễ dàng và có thể đánh đổi bằng tỉ lệ thất nghiệp 3,6%.

Tăng trưởng kinh tế Mỹ đã giảm 1,4% trong quý đầu tiên của năm 2022, phần lớn xuất phát từ tình trạng thiếu hụt nguồn cung do biến thể Omicron của COVID-19 lan rộng và cuộc chiến ở Ukraine.

Ngoài việc tăng lãi suất, FED đã tạm dừng chương trình mua trái phiếu hàng tháng, còn được gọi là nới lỏng định lượng và sẽ bắt đầu cắt giảm một phần trong tổng số 9.000 tỉ USD tài sản của mình từ tháng 6.

Tuy nhiên, giới quan sát lo ngại việc chính sách tiền tệ ngày một thắt chặt sẽ gây ra một đợt suy thoái mạnh hơn và khiến cổ phiếu Phố Wall bị bán tháo.

Ông Jerome Powell hy vọng FED có thể đạt được mục tiêu kiềm chế lạm phát mà không làm nền kinh tế sụp đổ.

USD tăng mạnh 'gây hại nhiều hơn lợi'

Ngày 17-5, báo Financial Times cảnh báo những nước đang phát triển đối mặt với rủi ro ngày một gia tăng. Những quốc gia này vốn đang đối mặt với nguy cơ khủng hoảng kinh tế, năng lượng, lương thực và nợ.

Đối với hầu hết các nước trên, đồng USD tăng giá sẽ đẩy giá nhập khẩu cao lên và khiến việc thanh toán nợ nước ngoài đắt đỏ hơn. Tình hình này sẽ còn căng thẳng hơn nữa bởi các nước chỉ vừa hồi phục sau đại dịch COVID-19.

Lạm phát giá lương thực và năng lượng là vấn đề đặc biệt nghiêm trọng đối với những nước có thu nhập thấp. Khủng hoảng về giá cả sinh hoạt sẽ đẩy những đối tượng dễ tổn thương nhất vào nạn đói.

Nếu tiếp tục lan rộng, Financial Times cảnh báo viễn cảnh ảm đạm ở từng nước sẽ kết hợp lại, tạo ra một loạt các vụ vỡ nợ, bất ổn xã hội, chính trị và địa chính trị, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

FED FED 'đi dây' giữa ngăn lạm phát và suy thoái

TTO - Đúng như dự đoán, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) ngày 5-5 (giờ Việt Nam) đã nâng lãi suất lên mức cao nhất trong 2 thập niên để đối phó lạm phát. Với quyết định này, FED sẽ phải rất thận trọng để tránh đẩy kinh tế vào suy thoái.

NGUYÊN HẠNH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp