22/05/2023 09:42 GMT+7

Chủ quan polyp túi mật lành tính, cẩn thận nguy hiểm

Do trên 90% polyp túi mật là lành tính nên người dân thường chủ quan, nhưng có một tỉ lệ khoảng 3% lại không lành và nguy cơ không ít.


Polyp túi mật - Ảnh minh họa

Polyp túi mật - Ảnh minh họa

Thực tế có tới 1/3 polyp trên 10mm gây ung thư và tỉ lệ sống sau 5 năm bị ung thư túi mật là 3%.

Không có triệu chứng đã di căn xa

Ông Nguyễn Văn Hùng (60 tuổi, Hà Nội) phát hiện 2 polyp túi mật từ cách đây 10 năm. Lần đó, ông được bác sĩ tư vấn chung sống hòa bình với nó và 6 tháng kiểm tra 1 lần. Lúc đầu, ông cũng lo lắng đi kiểm tra, nhưng sau nghe nói nó thường lành tính nên ông không kiểm tra lại nữa.

Mới đây, ông bị đau tức hạ sườn, vàng da, gầy sút, buồn nôn... Đi kiểm tra lại thì bác sĩ kết luận ông bị ung thư túi mật do polyp và u đã di căn vào gan không phẫu thuật được.

Theo PGS.TS Triệu Triều Dương - nguyên viện trưởng Viện Tiêu hóa, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, polyp túi mật là bệnh phổ biến, chiếm tỉ lệ 0,03 - 9% dân số và 4 - 7% ở người trưởng thành. Trên 90% polyp túi mật là lành tính, do vậy người bệnh không cần đến sự can thiệp điều trị cắt bỏ túi mật, hoàn toàn có thể chung sống hòa bình với nó.

Nhưng chính điều này cũng khiến người bệnh chủ quan, không thường xuyên kiểm tra lại, khiến polyp bị ung thư hóa lúc nào không hay, khi bệnh có biểu hiện triệu chứng thì đã ở giai đoạn muộn, không còn khả năng chữa trị và bệnh nhân tử vong.

"Hiện tình trạng bị ung thư túi mật nói chung và do polyp nói riêng đang ngày càng gia tăng. Vì vậy, người bệnh có polyp cần đi kiểm tra thường xuyên, to quá có thể cắt bỏ kẻo nguy hiểm tới tính mạng", ông Dương nhấn mạnh.

Nhiều trường hợp ung thư túi mật không có một triệu chứng đặc hiệu nào. Khi có triệu chứng: đau hạ sườn phải, vàng da, gầy sút, buồn nôn, cổ trướng... thì đã di căn xa ra nhiều nơi: gan, dạ dày, ruột, tuyến tụy, hạch bạch huyết...

Vì vậy, đa phần ung thư túi mật không được chẩn đoán sớm, do đó việc cắt bỏ để điều trị triệt để và chỉ thực hiện được trong khoảng 15-30% trường hợp.

Đặc biệt, ung thư túi mật có thể khiến cho bệnh nhân suy chức năng mật, không thể tiêu hóa chất béo, dẫn tới bị khó tiêu, sợ đồ dầu mỡ, ợ hơi, chán ăn…, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. 

Bệnh cũng gây hiện tượng bị dị ứng, chủ yếu là do tế bào ung thư xâm lấn tới ống mật và di căn hạch, hạch sưng to chèn ép lên ống mật dẫn tới tắc, đại đa số bệnh nhân có hiện tượng bị ngứa vào ban đêm, thường khó giảm bớt.

Kiểm tra polyp 3 - 6 tháng/lần

Các chuyên gia cho biết, tiên lượng sống của ung thư túi mật phụ thuộc vào mức độ lan rộng của ung thư. Nếu u được phát hiện sớm, còn trong niêm mạc túi mật, cắt bỏ được thì thời gian sống thêm trên 5 năm lên đến 85%.

Khi ung thư chưa vượt quá lớp cơ thành túi mật thì thời gian sống sót trên 5 năm lên đến 70%. Nhưng khi ung thư đã lan đến lớp thanh mạc thì thời gian sống trên 5 năm chỉ còn dưới 5% và khi ung thư đã lan đến hạch quanh túi mật thì không có trường hợp nào thời gian sống trên 5 năm.

Khi không cắt bỏ được thì tỉ lệ tử vong sau 1 năm lên đến 95%, chỉ có khoảng 5% là có thể sống sót sau 5 năm.

Ông Triệu Triều Dương cho biết ung thư túi mật giai đoạn đầu không có những biểu hiện lâm sàng đặc trưng, hoặc chỉ có những biểu hiện của bệnh viêm túi mật mạn tính, chẩn đoán ung thư túi mật sớm tương đối khó, khi xuất hiện triệu chứng vàng da, đau kéo dài ở vùng bụng trên bên phải thì bệnh đã không còn ở giai đoạn sớm nữa.

Vì vậy, đối với bệnh nhân có hiện tượng đau hoặc khó chịu ở vùng gan mật, đặc biệt là người trung niên và cao tuổi trên 50 đã từng bị sỏi mật, viêm túi mật, polyp túi mật, nên đi khám định kỳ để được siêu âm kiểm tra định kỳ 3 - 6 tháng/lần, kịp thời phát hiện bệnh chính xác.

Trường hợp khối u lớn trên 10mm cần theo dõi thường xuyên, nếu phát hiện biểu hiện lâm sàng như đau, sốt thì nên cắt bỏ sớm để tránh ung thư.

Đặc biệt, cần hạn chế các yếu tố liên quan đến sự hình thành polyp túi mật như chẩn đoán và điều trị tích cực các rối loạn chức năng gan mật; nồng độ đường, mỡ trong máu cao, viêm gan do vi rút...

6 chữ S dự đoán khả năng ác tính của túi mật:

1. Size: >10mm hoặc phát triển nhanh.

2. Single (đơn độc): Một polyp đơn độc sẽ có khả năng ác tính cao hơn. Ngược lại, polyp cholesterol lành tính có xu hướng đa polyp.

3. Sessile (đáy rộng hoặc không có cuống): Hình thái đáy rộng (không cuống) có thể gợi ý 1 polyp ác tính. Ngược lại polyp có cuống sẽ có khả năng lành tính cao.

4. Stones (sỏi): Sự tồn tại của sỏi túi mật làm tăng nguy cơ viêm túi mật mạn tính, có thể làm cho polyp có xu hướng ác tính cao hơn bình thường.

5. Primary SCLEROSING cholangitis: Viêm xơ đường mật nguyên phát làm tăng nguy cơ ác tính.

6. Sixty: Bệnh nhân 60 tuổi hoặc cao hơn có nguy cơ ác tính cao hơn.

(Bác sĩ Nguyễn Thị Hằng, khoa chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện E)

Nhiều người trẻ mất túi mật vì sỏi nhỏ nhưng hậu quả toNhiều người trẻ mất túi mật vì sỏi nhỏ nhưng hậu quả to

Nhiều người chủ quan với sỏi túi mật nhỏ vì cho rằng "càng to thì càng lợi hại" mà không biết quy luật ấy không còn đúng hoàn toàn trong sỏi túi mật. Chỉ vì những viên sỏi nhỏ chui vào ống cổ túi mật gây tắc mà người bệnh dễ dàng mất mạng.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp