26/08/2021 16:32 GMT+7

Chủ nhà trọ cảm thông, nhưng nợ ngân hàng phải tính sao?

TUỔI TRẺ ONLINE
TUỔI TRẺ ONLINE

TTO - 'Chủ nhà trọ đều chia sẻ với người thuê trong những lúc khó khăn, nhưng ngân hàng và ngành thuế có chia sẻ với chủ trọ?'. Nhiều bạn đọc gửi tâm tư đến Tuổi Trẻ Online sau bài viết 'Nếu chủ nhà trọ không cảm thông...'.

Chủ nhà trọ cảm thông, nhưng nợ ngân hàng phải tính sao? - Ảnh 1.

Lực lượng chức năng phong tỏa một khu nhà trọ có ca F0 ở quận Tân Bình - Ảnh: NHẬT THỊNH

Bạn đọc Bach Pham cho biết mình là chủ nhà trọ, cũng đã cố gắng hưởng ứng lời kêu gọi giảm tiền trọ của nhà nước: giảm 100% cho trường hợp F0, giảm 500.000 cho F1, còn lại giảm từ 20-30% giá phòng. "Nhưng người thuê vẫn tị nạnh chỗ này hơn chỗ kia hơn, rồi tố chủ trọ ăn chặn quà từ thiện, xong lu loa lên là các phòng trọ đói khổ để xin quà trên mạng. Chủ trọ khổ tâm rồi", bạn đọc này chán nản.

Một chủ trọ khác, bạn đọc L.H., chia sẻ mình đã giảm và miễn nhiều tháng cho khách thuê, cả tiền nhà lẫn tiền điện nước, và "đến giờ thì tôi còn khổ hơn khách thuê, tiền lãi ngân hàng đã không đóng nổi mấy tháng nay".

Còn bạn đọc Đặng Hinh kể mình đã bị ngân hàng đưa vào diện nợ xấu và phạt vì đóng tiền chậm. "Tôi đóng chậm vì giảm tiền trọ và do người ở trọ nộp chậm, nhưng ngân hàng đâu có hiểu. Sao không kêu gọi ngân hàng giảm lãi trước rồi mới kêu tới chủ phòng trọ?", bạn đọc này hỏi.

Trong khi đó bạn đọc Nguyễn Văn Bình than: "Chủ nhà trọ đều chia sẻ với người thuê trong những lúc khó khăn, nhưng ngành thuế thì sao, họ có chịu chia sẻ với chủ trọ không? Có nơi hỏi bên thuế họ nói trường hợp cho thuê nhà trọ Nhà nước không có chủ trương giảm thuế, bó tay".

Nhiều bạn đọc mong mỏi Nhà nước có những chỉ đạo để ngân hàng giảm lãi suất vì chủ nhà trọ "không còn sức giảm tiếp cho người thuê nữa rồi".

"Biết rằng lúc khó khăn cần đồng lòng chung tay giúp đỡ lẫn nhau nhưng chỉ một phía là không đủ. Tôi cho rằng việc giãn nợ khoản vay và hỗ trợ giãn thời gian đóng lãi cần được các ngân hàng chung tay thời điểm này mới là mấu chốt, có như vậy mới tạo động lực cho các chủ nhà trọ có điều kiện chia sẻ khó khăn với người thuê", bạn đọc Lực Nguyễn đề nghị.

Cho rằng đây là lúc công cụ của nhà quản lý phát huy tác dụng, bạn đọc Thuat Nguyen đề xuất 3 ý:

1. Giảm lãi suất cho vay: Ngân hàng Nhà nước bơm vốn với giá ưu đãi nếu ngân hàng giảm lãi suất cho người vay cá nhân, phần giảm của Ngân hàng Nhà nước tương đương phần giảm của ngân hàng, tất nhiên ngân hàng cũng có thể giảm hơn.

2. Giảm thuế thu nhập cá nhân cho lao động nhận lương, đóng thuế thu nhập đầy đủ. Mức giảm cao hơn cho nhóm đóng thuế ít (thu nhập thấp) và giảm ít hơn cho nhóm thu nhập cao. Mức giảm này khấu trừ vào phần thuế phải đóng của doanh nghiệp, và cần doanh nghiệp cung cấp xác nhận đã thực hiện lệnh chi lương từ phía ngân hàng. 

Tương tự, dựa trên số tiền đóng thuế thu nhập cá nhân mà xác định khoản hỗ trợ cho người lao động. Điều này giúp cho người sử dụng lao động có trách nhiệm thuế đầy đủ sẽ tiếp cận được nguồn hỗ trợ sớm, minh bạch, và khuyến khích việc chấp hành luật thuế thu nhập cá nhân.

3. Giảm/miễn thuế cho chủ nhà trọ có đăng ký đóng thuế thu nhập cá nhân dựa trên số người thuê nhà được đăng ký, với điều kiện đã thuê trên 6 tháng/1 năm để giúp họ hỗ trợ người thuê nhà. Phần hỗ trợ có thể được tính vào tiền thuê nhà.

Nếu chủ nhà trọ không cảm thông... Nếu chủ nhà trọ không cảm thông...

TTO - Ai từng thuê trọ sẽ hiểu cho những phận đời trong những ngày đầy ắp khó khăn này. Tiền thuê trọ luôn chiếm khoản lớn trong chi tiêu của người thuê. Chủ nhà không ít người cảm thông, nhưng cũng lắm người phớt lờ.

TUỔI TRẺ ONLINE
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp