21/09/2007 03:13 GMT+7

Chống tham nhũng để thu hút người tài

Lý Quang Diệu
Lý Quang Diệu

TT - Để giới trẻ vững tin và mạnh dạn tham gia đội ngũ lãnh đạo vững mạnh, trong sạch, Singapore đã mạnh tay trong cuộc chiến chống tham nhũng.

15ynmucc.jpgPhóng to

Ông Lee Yock Suan (phải), bộ trưởng văn phòng thủ tướng, người Singapore đầu tiên nhận học bổng tổng thống, luôn lên tiếng kêu gọi sinh viên giỏi tham gia bộ máy công chức

TT - Để giới trẻ vững tin và mạnh dạn tham gia đội ngũ lãnh đạo vững mạnh, trong sạch, Singapore đã mạnh tay trong cuộc chiến chống tham nhũng.
Nghe đọc nội dung toàn bài:

Từ "đen" tới "sạch"

Trước khi Singapore giành được độc lập năm 1959, trong thời kỳ đô hộ của Anh trước năm 1942, thời kỳ Nhật chiếm đóng (1942-1945) và thời kỳ Anh tiếp quản Singapore lại từ tay Nhật sau năm 1945, nạn tham nhũng trở thành phổ biến trong bộ máy các chính quyền thực dân tại đảo quốc.

Chính quyền quân sự của Anh tại Singapore sau năm 1945 còn được dân chúng gọi là "chính quyền thị trường đen". Nguyên nhân gốc rễ của tham nhũng trong thời kỳ này là lương công chức rất thấp. Trong khi đó, tham nhũng lại khó phát hiện và khi bị phát hiện thì việc xử phạt lại chưa nghiêm. Do đó, tham nhũng khi đó được coi là một hành vi có lợi ích kinh tế cao nhưng độ rủi ro thấp.

Tiếp quản một chính quyền như vậy, một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu mà Thủ tướng Lý Quang Diệu đặt ra khi đó là chống lại nạn tham nhũng tràn lan. Ông Lý Quang Diệu không quá nhấn mạnh hành vi tham nhũng trên khía cạnh đạo đức. Là một nhà lãnh đạo thực tế, ông cho rằng tham nhũng không phải là một vấn đề đạo đức mà là một vấn đề bức thiết để tạo ra một chính phủ hiệu quả, trong sạch và công bằng. Do đó, những biện pháp mà ông thi hành trong cuộc chiến chống tham nhũng thiên về luật pháp và các biện pháp kinh tế nhiều hơn các biện pháp giáo dục tư tưởng về đạo đức.

"Ngay cả khi tôi qua đời, nếu đất nước có vấn đề gì đó không ổn, tôi sẽ nhảy lên từ nấm mồ của mình để giải quyết vấn đề đó cho đất nước"

Vào thời điểm những năm 1960, thu nhập trên đầu người của Singapore chỉ đạt khoảng 443 USD/năm/người, nên biện pháp tăng lương cho công chức để ngăn chặn sự cám dỗ của tham nhũng là không khả thi, do nền kinh tế Singapore chưa tạo đủ nguồn thu nhập để trả lương cao cho công chức. Do đó, trong thời gian đầu ông Lý Quang Diệu dựa vào công cụ pháp luật để chống nạn tham nhũng. Pháp lệnh chống tham nhũng được sửa đổi lại theo hướng tăng diện xác định hành vi tham nhũng, tăng mức độ xử phạt tham nhũng và đối tượng điều tra tham nhũng.

Ông Lý Quang Diệu cũng là người trực tiếp chỉ đạo Cơ quan điều tra hành vi tham nhũng, trao nhiều quyền hạn cho cơ quan này hơn trước. Cơ quan này có trụ sở trong Văn phòng Thủ tướng, có quyền bắt giữ những người bị nghi ngờ có hành vi tham nhũng. Điểm đáng chú ý là pháp lệnh chống tham nhũng liên tục được sửa đổi cho phù hợp với thực tế, nhằm bảo đảm tăng cường hiệu quả trong công tác phòng chống tham nhũng. Với sự bảo trợ trực tiếp của Thủ tướng Lý Quang Diệu, cơ quan chống tham nhũng đã thẳng tay trừng trị những cán bộ tham nhũng, bất kể họ ở vào vị trí nào.

Năm 1986, Bộ trưởng Bộ Phát triển quốc gia của Singapore đã tự vẫn sau khi bị buộc tội nhận hối lộ 1 triệu đôla Singapore để giúp hai công ty tư nhân chiếm đất công xây dựng kiếm lời. Sau sự kiện này, năm 1989, một lần nữa Chính phủ Singapore lại sửa luật theo hướng qui định từ nay cả những người đã qua đời nhưng nếu bị phát hiện có hành vi tham nhũng, thì tài sản của họ để lại phải bị sung công nhà nước để bù đắp thiệt hại gây ra.

Tuyên chiến với tham nhũng từ năm 1960, nhưng phải đến năm 1985 khi nền kinh tế Singapore khá lên, ông Lý Quang Diệu mới thực hiện được việc tăng lương cho công chức để giảm động cơ tham nhũng của họ.

Năm bài học chống tham nhũng

Bài học thứ nhất: các nhà lãnh đạo chính trị phải thực tâm cam kết chống tham nhũng. Họ phải có lối sống giản dị, trung thực và không có hành vi tham nhũng. Những người có hành vi tham nhũng phải bị xử phạt bất kể địa vị cao đến đâu. Nếu chỉ những cán bộ cấp thấp bị xử phạt, trong khi cán bộ cấp cao được lọt tội, thì chiến lược chống tham nhũng dù hay đến mấy cũng sẽ mất uy tín.

Bài học thứ hai: luật chống tham nhũng phải toàn diện, hạn chế tối thiểu những lỗ hổng của pháp luật. Trước thực tế đa dạng của cuộc sống, luật chống tham nhũng không phải là một văn bản bất biến mà cần liên tục được sửa đổi để phát huy tác dụng phát hiện và xử lý các hành vi tham nhũng. Tại Singapore, Cơ quan điều tra hành vi tham nhũng còn có chức năng xem xét và sửa đổi các thủ tục trong hệ thống công chức nhằm giảm thiểu các hành vi tham nhũng.

Bài học thứ ba: cơ quan chống tham nhũng phải trong sạch. Đội ngũ cán bộ cần gọn nhẹ và trung thực. Cơ quan này cần hoạt động độc lập, có thực quyền và được chỉ đạo trực tiếp bởi một nhà lãnh đạo có uy tín.

Bài học thứ tư: tại các cơ quan nhà nước nhạy cảm và dễ xảy ra tham nhũng như hải quan, tài chính, thuế vụ, quản lý đất đai..., cần liên tục sửa đổi các qui định và thủ tục cho phù hợp để giảm thiểu các lỗ hổng gây thất thoát tài sản nhà nước và tạo cơ hội cho cán bộ tham nhũng.

Bài học thứ năm: lương và chế độ khác của cán bộ công chức cần được cải thiện liên tục cho phù hợp với điều kiện của thị trường. Tại Singapore, cách làm này không chỉ hạn chế hành vi tham nhũng do lương thấp, mà còn giữ người tài làm việc cho khu vực nhà nước. Singapore không muốn kịch bản một bộ máy công chức mà người tài "chạy" sang khu vực tư nhân làm việc do mức lương hấp dẫn, trong khi người kém năng lực tiếp tục làm việc trong hệ thống nhà nước và có hành vi tham nhũng do lương thấp.

Chiến lược này đã góp phần tạo ra một bộ máy chính phủ trong sạch và hiệu quả bậc nhất trên thế giới, đem lại lợi ích cho người dân, cho doanh nghiệp, cả nền kinh tế Singapore và tạo niềm tin về một chính quyền "sạch", thúc đẩy người tài có mong muốn phấn đấu để trở thành thành viên và làm lãnh đạo trong bộ máy ấy.

--------------------------

Số tới, đón đọc phóng sự:

Trường Giang - chảy đi sông ơi

Dài ngót trăm rưỡi cây số, chạy song song theo bờ biển và quốc lộ 1A, Trường Giang không chỉ là dòng sông độc đáo mà còn là tài nguyên kinh tế lớn của Quảng Nam. Nhưng với cách khai thác và ứng xử tồi tệ, sai trái của con người, chỉ mới hơn mười năm qua Trường Giang đang quặn mình.

Những con người bao đời cậy dựa vào Trường Giang đã xâm hại dòng sông, cả đến khi nó đang "hấp hối".

Lý Quang Diệu
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp