13/12/2013 06:43 GMT+7

Chông chênh con đường đến trường

T.B.
T.B.

TT - Những khó khăn trong cuộc sống tưởng chừng đã khiến các bạn học sinh nghèo khó bỏ học.

Nhưng khao khát được đổi thay cuộc đời và sự động viên của bạn bè, thầy cô đã tiếp thêm nghị lực cho các bạn đến lớp.

AtQMAFzd.jpgPhóng to
Ngân bắt ốc trên đồng lo bữa tối cho cả nhà - Ảnh: Ngọc Trường

Nghị lực của Ngân

Ba của Nguyễn Thị Thu Ngân (lớp 12 Trường THPT Nguyễn Hữu Tiến, Hóc Môn, TP.HCM) mất vừa tròn một tháng vì tai nạn giao thông. Mái nhà tôn thủng lỗ chỗ ba Ngân đang tính trát lại giờ không ai sửa. Căn nhà nằm lọt thỏm trong vùng nước ngập với bốn bức tường gạch không tô ximăng, không cửa nẻo, lạnh hơi người. Vì cả nhà Ngân giờ chỉ còn người mẹ bị bệnh tâm thần, hai chị em gái và em trai út vừa đến tuổi vào lớp 1, tối tối phải về nhà bà ngoại ngủ. “Ở lại đêm hôm lỡ có chuyện gì, không có ba, em biết tính sao” - Ngân nói nghèn nghẹn.

Ba Ngân là trụ cột gia đình khi mẹ Ngân ốm đau chỉ quanh quẩn ở nhà. Mỗi ngày ba Ngân đi chuyển cỏ mướn cho người ta, một tháng cũng được 3 triệu đồng. “Thường nhà em chỉ tốn tiền mua gạo, đồ ăn thì ba đi bắt cua cá ngoài đồng, chị em hái rau dại về là đủ bữa” - Ngân kể. Từ ngày ba mất, việc đi mò cua bắt ốc, hái rau Ngân đảm đương. Người chị vừa tốt nghiệp trung cấp kế toán chạy đôn chạy đáo tìm việc làm. Ba chị em còn nhận đồ cắt chỉ về nhà làm. “Cắt chỉ thừa trên quần áo, một cái được 260 đồng, 100 cái được 26.000 đồng. Cả ba chị em mới làm nên chưa nhanh tay lắm” - Ngân nói.

Từ ngày ba mất nhà còn hai bao gạo, mẹ con rau cháo dựa vào nhau đến giờ. Tiền tang ma cũng vay mượn họ hàng đến hơn 20 triệu đồng. Nhưng ánh mắt Ngân vẫn cứng cỏi: “Em sẽ thi đại học, nếu đậu em sẽ vừa làm vừa học để trang trải cuộc sống, nếu không đậu em sẽ tính chuyện đi làm trước rồi ôn tập sau. Chuyện nhà em giờ đành phải từ từ xoay xở”. Ngân tính sẽ học làm giáo viên tiểu học vì học phí thấp mà ra trường công việc cũng ổn định, có thể mau chóng đủ sức gồng gánh gia đình.

Svh47BHo.jpgPhóng to
Bàn học của Hiền chỉ là một chiếc ghế con - Ảnh: Ngọc Trường

Tài sản của mẹ Hiền

Căn nhà nơi mẹ con Đoàn Thị Thu Hiền (lớp 9 THPT Tân Bình - Bình Dương) nổi bật trong khu phố vì khung gạch lộ ra ngoài đỏ au, mái nhà được phủ đơn giản bằng một mảnh tôn. Trong nhà bày biện sơ sài: một tủ quần áo, một ít chén bát, xoong nồi ở góc phòng, chiếc tivi cũ được kê trên chiếc bàn thấp bên trái cửa ra vào. “Tối ba mẹ con trải chiếu nằm ngủ ở đây” - chị Loan, mẹ Hiền, chỉ chỗ nền trống ở giữa nhà. Bàn học tập của Hiền là chiếc ghế con, thường được mang ra kê gần cửa cho sáng sủa.

Nâng bước học trò mồ côi

308 học sinh THCS và THPT mồ côi, vượt khó, học giỏi đến từ bảy tỉnh, thành Đông Nam bộ sẽ được tuyên dương và nhận học bổng “Cùng bạn vượt khó” năm 2013. Dịp này 19 giáo viên tận tụy với nghề cũng sẽ được vinh danh và trao thưởng. Chương trình do báo Tuổi Trẻ, bảy tỉnh thành đoàn và sở GD&ĐT khu vực Đông Nam bộ tổ chức với sự tài trợ của Công ty TNHH Amway Việt Nam. Lễ trao học bổng kết hợp tham quan và huấn luyện kỹ năng sống sẽ được tổ chức trong hai ngày 13 và 14-12 tại TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

Căn nhà được thuê 700.000 đồng/tháng. Từ năm 2007, cả nhà dắt díu chạy bão từ Vũng Tàu lên đây lập nghiệp. Từ đó đến nay, mỗi ngày chị Loan thức dậy từ 1g sáng để đi thu mủ cao su cho người ta. Hai năm trước, cậu con trai lớn (sinh năm 1995) cũng nghỉ học đi làm cùng mẹ. Mỗi tháng công hai người làm từ 1g đêm đến 11g trưa được trả 1,6 triệu đồng. Ngoài ra, chị Loan còn đi phụ người ta rửa chén các đám tiệc nếu có, cả nhà cũng hay nhận hạt điều về lột vỏ, tổng thu nhập tròm trèm 2 triệu đồng. “Nằm nghĩ mỗi đêm chỉ sợ đời con mình rồi cũng đi vô đường quá khổ như mình. Tui chẳng có gì, chỉ lo được cho con cái chữ, mong con chịu học hành để sau này khác đi...” - chị nói, mắt ươn ướt...

Từ hồi học lớp 1, lớp 2 Hiền đã biết phụ quán cơm của chị người quen trước cổng trường để được trả công hai buổi cơm sáng, trưa. Đến lớp 4, lớp 5, Hiền đã cùng mẹ đi mót mủ, thức dậy từ lúc 4 giờ sáng. Lên lớp 6, lớp 7, Hiền đi rửa chén phụ cùng mẹ để kiếm thêm thu nhập cho cả nhà. “Năm lớp 8, đi lấy mủ cùng mẹ từ sáng sớm, kiếm được đồng tiền em ham. Lúc đó nghỉ học hơn cả tuần, tính bỏ học luôn. Vậy mà cô giáo đến nhà động viên, bạn bè cũng động viên. Rồi nhà trường tạo điều kiện để em được quay lại học”, Hiền nhớ lại. Tưởng đâu năm đó Hiền chỉ lên lớp là đã may, vậy mà cuối năm em đem bằng khen học sinh khá về làm cả nhà ai cũng ngỡ ngàng. “Em phải làm nhiều bài tập hơn, đến nhà bạn bè hỏi bài, rồi tranh thủ gặp thầy cô lúc ra chơi để nắm lại kiến thức” - Hiền kể.

Nhà cách trường gần 5km. Mỗi ngày đi học Hiền đều ra đường đứng đợi người trong xóm chở con đi học cùng trường để quá giang. “Nếu em ra lớp sớm thì đứng đợi các bạn cùng xóm về. Còn nếu lớp em ra trễ thì phải tính cách khác vì các bạn đã về mất. Những lúc đợi chờ hay bị bỏ lại em thấy tủi thân vô cùng” - Hiền tâm sự.

Bạn bè cùng lớp thường nuôi heo đất hay trích quỹ lớp để đóng tiền học tăng tiết hay các loại quỹ giúp Hiền. Giờ Hiền chỉ lo tiền trường mỗi năm tròm trèm 1 triệu đồng để tiếp tục đến lớp. “Cả nhà bỏ heo đất tiền học cho em, hôm 5.000 đồng, hôm 10.000 đồng. Đầu năm đập heo nhất định sẽ có tiền đóng học phí” - Hiền cười lạc quan khoe.

kGYbQRC8.jpgPhóng to
Mùa lá rụng, mỗi ngày Lành hốt được ba, bốn giỏ lá đầy - Ảnh: Ngọc Trường

Vượt qua nghịch cảnh

Những ngày này đang mùa lá rụng, sân đình Thái Ninh (thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh) đầy xác lá vàng. Buổi sáng, 5 giờ, Nguyễn Thị Lành (lớp 11 THPT Trần Đại Nghĩa) đã dậy để nấu nước, lau bàn thờ, thắp hương rồi tất tả đi học. Chiều về em quét dọn sân đình sạch sẽ. Lành vừa ngơi tay hốt lá, quay sang đong rượu cúng vào chai, rồi khi có người viếng đình, em thắp hương, đánh chuông. Cuộc sống thường nhật của Lành là như thế hơn một năm qua.

Lành mồ côi cha mẹ, trong nhà anh chị lớn lo cho em nhỏ, thường xuyên túng bấn. Lên cấp III, nhà Lành cách trường hơn 10km. “Lúc đó tính tiền ăn uống, trọ học gần trường tiết kiệm lắm mỗi tháng cũng gần cả triệu đồng. Cả nhà đã tính cho em nghỉ học” - Lành kể. May mắn sao anh Lành làm thợ tráng nền cho đình nên quen biết người quản lý, rồi xin cho Lành được ở đây đi học, hằng ngày phụ việc coi sóc đình. Những năm qua Lành luôn là học sinh khá giỏi. “Em sẽ cố gắng để có cuộc sống tươi sáng hơn ngày mai. Để sau này có thể chăm sóc, đền đáp lại anh chị đã hết lòng yêu thương mình”, Lành nói rắn rỏi.

T.B.
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp