Ca sĩ Hoàng Bách chia sẻ quan điểm trong việc chọn loại sơn phù hợp cho ngôi nhà |
Hoàng Bách cũng như nhiều gia chủ khác, chỉ chọn sơn chất lượng tốt với mong muốn dành những gì tốt nhất cho ngôi nhà của mình. Tuy nhiên, không ít gia chủ chưa có sự đúng đắn lựa chọn khi thị trường sơn Việt Nam đang còn lộn xộn, sơn chất lượng kém dễ dàng trà trộn.
Vậy làm thế nào để chọn đúng sơn ngoại thất sao cho không chỉ bền đẹp, mà còn an toàn với người dùng, đảm bảo giá trị bền vững cho ngôi nhà và không gian sống của gia chủ?
Nắm rõ kĩ thuật sơn
Hiện nay, các gia chủ thường chọn sơn theo hướng ưu tiên tính mỹ thuật cho bề mặt tường, nhưng thường bỏ qua các yêu cầu về kĩ thuật. Ví dụ thường thấy là màng sơn bị nhạt màu, mất màu sau khi khô một thời gian.
Nguyên nhân có thể do màng sơn bị phân hủy dưới tác dụng của tia tử ngoại và nhiệt độ cao, có thể do gia chủ dùng sơn nội thất đem dùng cho ngoại thất, hoặc do không dùng lớp sơn lót chống kiềm.
Ngoài ra, một số lỗi thường gặp ở sơn nước có thể thấy là màu sơn không đồng nhất, phấn hóa bề mặt màng sơn, phồng rộp. Sau khi sơn xong, màn sơn dễ bị bong tróc, bị rêu mốc, hoặc mất màu, có những đốm loang (bị kiềm hóa), hoặc có lớp chất trắng như muối, thường gặp nhất là sơn màu đậm (bị muối hóa), màng sơn bị lệch màu, hoặc màng sơn có độ phủ kém, hoặc bị chảy.
Thực tế các lỗi này đều có kĩ thuật riêng để xử lý. Chẳng hạn, với những ngôi nhà đã qua sử dụng, cần phải xử lý bề mặt tường cũ trước khi sơn lại. Xử lý bề mặt tốt giúp lớp sơn mới tăng độ bám dính và bền hơn.
Nhìn chung thì có thể chia làm 2 nguyên nhân chính: kĩ thuật sơn và chất lượng sơn. Vì vậy, để xử lý chuyện này, cách đơn giản là hãy dùng sơn có chất lượng, còn phần kĩ thuật hãy nhờ vào những đơn vị có uy tín tư vấn.
Chọn sơn có chất lượng
Sơn có chất lượng cũng phải đạt được những tiêu chuẩn chung nhất định: sơn phải có độ che lấp và khả năng bám dính cao, giữ được màu sắc lâu phai, bề mặt sơn có khả năng chống thấm, chống trầy xước, chống bụi bẩn và dễ dàng lau chùi khi cần thiết.
Hiện nay trên thị trường Việt Nam xuất hiện rất nhiều loại sơn không rõ nguồn gốc xuất xứ, tỉ lệ kém. Do đó, người dùng nên chọn những thương hiệu nổi tiếng, sẵn có những tài liệu tham khảo hữu ích, cũng như đội ngũ tư vấn thông tin sản phẩm cho người dùng.
Sẽ tốt hơn nữa nếu bạn chọn những thương hiệu đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ người tiêu dùng, khi đó, khách hàng sẽ nhận được nhiều lợi ích hơn từ các chương trình chăm sóc khách hàng.
Thêm nữa, người dùng nên chú ý đến loại sơn ứng dụng công nghệ tiên tiến trên thế giới, vì những công nghệ này giúp chất lượng và tính năng sơn vượt trội hơn.
Chẳng hạn như TOA gần đây áp dụng là loại sơn đặc biệt áp dụng công nghệ Titanium Triple Protection và Ti-Pure™ tiên tiến. Thực tế, mẫu kiểm định sản phẩm sơn ngoại thất SuperShield này được Viện Khoa học Công nghệ Thái Lan chứng nhận sản phẩm này đạt kết quả tốt hơn các loại sơn ngoại thất khác ở tất cả các tính năng đặc trưng: khả năng chống rong rêu nấm mốc, chống bám bụi 95%, không bị phấn hóa dưới kiểm nghiệm QUV trong 4.500 giờ (tương đương với 17.8 năm). TOA cũng tự tin tăng thời gian bảo vệ ngôi nhà lên đến 15 năm.
Không chỉ quan tâm đến chất lượng sơn, một vấn đề quan trọng mà người tiêu dùng Việt thường bỏ qua là chọn sơn nội thất dùng để sơn ngoài trời, có thể vì không biết, nhưng cũng có thể vì tiết kiệm.
Thực tế, các nhân tố khách quan như nhiệt độ, nước mưa, sự ô nhiễm hay điều kiện thời tiết thay đổi đều sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến màng sơn. Nhiệt độ cao dễ làm màu sơn phai màu, mất đi độ tươi sáng và ngày càng trở nên nhạt nhòa. Ngược lại, nước hay mưa sẽ dần dần làm lớp sơn tróc ra khỏi tường.
Nhìn chung, gia chủ hãy chịu khó đầu tư ngay từ đầu với những loại sơn ngoại thất. Nhiều gia chủ tiết kiệm khoản này nhưng một vài năm sau lại đau đầu chọn mua sơn ngoại thất mới, vì gặp phải sơn kém chất lượng.
“Bao nhiêu lâu chúng ta mới có cơ hội chỉnh trang lại ngôi nhà của mình? Tôi muốn những gì tốt nhất cho ngôi nhà của mình”, ca sĩ Hoàng Bách đặt vấn đề.
Tiêu chuẩn xanh
Sơn chất lượng không chỉ bền, đẹp mà còn phải tính đến cả yếu tố an toàn và môi trường. Ở Việt Nam, nhiều người dùng bỏ qua yếu tố này, vì có quá nhiều loại sơn từ các cơ sở sản xuất yếu kém trà trộn vào. Các loại sơn này có thể bị nhiễm chì và thủy ngân, là hai chất cực độc đối với sức khỏe con người và môi trường.
Nếu để ý, chúng ta có thể thấy các sản phẩm sơn hiện nay thường được lưu ý là sản phẩm có hàm lượng VOC thấp để người tiêu dùng nhận biết được sự an toàn của sản phẩm. VOC (Volatile Organic Compounds) là khái niệm chỉ các hỗn hợp các chất hữu cơ độc hại bay trong không khí. VOC bắt nguồn từ các sản phẩm do con người chế tạo, chẳng hạn như các dung môi toluen, xylene và dung môi xăng thơm lacquer (lacquer thinner).
Trong quá trình liên kết để tạo thành lớp sơn, VOC thải ra từ sơn là tổng các hợp chất hữu cơ bay hơi thoát ra từ quá trình thi công sơn. Không chỉ tác động trực tiếp lên những người hít phải, VOC còn tác động đến môi trường xung quanh và góp phần tăng ô nhiễm môi trường.
Theo Cơ quan Bảo vệ Môi sinh của Mỹ, có đến 9% hợp chất gây ô nhiễm môi trường là do hàm lượng VOC từ trong sơn thải ra.
Điều tích cực là ở Việt Nam xu hướng “sơn xanh” cũng đang lên ngôi và được nhiều người tiêu dùng ủng hộ vì tính thẩm mĩ, bền và an toàn của nó. Với công nghệ Titanium, là một trong những số ít kim loại không gây độc hại cho người, Supershield còn nhận được chứng nhận xanh “TOA Eco Care”, đồng nghĩa với việc sản phẩm này đáp ứng được những tiêu chuẩn chất lượng xanh theo quy định.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận