20/01/2024 17:17 GMT+7

Chọn học ngành nào để trở thành tỉ phú Phạm Nhật Vượng thứ hai?

Một học sinh tại huyện Ea H’Leo, tỉnh Đắk Lắk thắc mắc làm sao chọn học ngành cho đúng và có thể trở thành Phạm Nhật Vượng thứ hai.

Học sinh tham dự chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp tại Trường THPT Võ Văn Kiệt (huyện Ea H'Leo, tỉnh Đắk Lắk) chiều 20-1 - Ảnh: TRẦN HUỲNH

Học sinh tham dự chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp tại Trường THPT Võ Văn Kiệt (huyện Ea H'Leo, tỉnh Đắk Lắk) chiều 20-1 - Ảnh: TRẦN HUỲNH

Buổi tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp tại Trường THPT Võ Văn Kiệt (huyện Ea H'Leo, tỉnh Đắk Lắk) chiều 20-1, rất nhiều học sinh hỏi chọn ngành học nào để phù hợp với sở thích, năng lực. Trong đó có nhiều bạn trẻ đã mạnh dạn bày tỏ ước mơ trở thành tỉ phú.

Học ngành nào để trở thành tỉ phú Phạm Nhật Vượng thứ hai?

Nguyễn Hoàng Khôi, học sinh lớp 12 Trường THPT Võ Văn Kiệt, cho hay bạn rất quan tâm đến các ngành kinh tế và rất hâm mộ ông Phạm Nhật Vượng. Đơn vị đồng hành chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp là Tập đoàn Vingroup, nên bạn càng quan tâm đến buổi tư vấn này.

"Em muốn bắt đầu từ lĩnh vực kinh doanh. Lúc đầu có thể làm cho các doanh nghiệp và sau đó có thể tự khởi nghiệp. Làm sao chọn học ngành cho đúng và có thể trở thành Phạm Nhật Vượng thứ hai?", Khôi hỏi.

GS.TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo - phó giám đốc Đại học Kinh tế TP.HCM - cho rằng câu hỏi của Khôi giúp mọi người có thêm nhiều năng lượng, có động lực từ ước mơ trong tương lai của một học sinh.

"Nói một cách nghiêm túc, khó có con đường rõ ràng để trở thành một tỉ phú hàng đầu đất nước và tầm cỡ. Chắc chắn sẽ không có công thức chung để trở thành tỉ phú. Tất cả tỉ phú thành công trên thế giới, khi họ khởi nghiệp, mạnh dạn triển khai ý tưởng, ước mơ của mình, tôi tin họ không nhìn thấy trước tương lai vẻ vang.

Nhưng điều hơn người khác và giúp họ thành công là dám nghĩ, dám làm, dám dấn thân, dám nỗ lực, thậm chí dám chấp nhận hy sinh để biến ước mơ thành hiện thực.

Ngay việc em dám đặt câu hỏi này chứng tỏ em là người nghiêm túc, có hoài bão và em cũng đã chọn được con đường để thực hiện ước mơ đó từ lĩnh vực kinh doanh, có thể khởi nghiệp để biến ước mơ thành hiện thực", thầy Bảo nói.

"Em nên tìm hiểu những ngành học lĩnh vực kinh tế, kinh doanh, đặc biệt là các ngành hướng em tự khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo dựa trên những thành tựu mới của khoa học công nghệ, làm sao để tìm ra ý tưởng mới lạ làm những sản phẩm khác biệt. Nếu em có đủ dũng khí, đủ tài năng và có thêm sự liều lĩnh, tôi tin em sẽ thành công", thầy nhấn mạnh.

Bạn Võ Văn Đan, Trường THPT Võ Văn Kiệt (huyện Ea H’Leo, tỉnh Đắk Lắk), đặt câu hỏi về xu hướng hiện tại của AI - Ảnh: THẾ THẾ

Bạn Võ Văn Đan, Trường THPT Võ Văn Kiệt (huyện Ea H’Leo, tỉnh Đắk Lắk), đặt câu hỏi về xu hướng hiện tại của AI - Ảnh: THẾ THẾ

Để đạt được ước mơ, cần phải cố gắng rất nhiều

Chia sẻ thêm về câu chuyện của Khôi, TS Phạm Tấn Hạ - phó hiệu trưởng Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM) - nói tuổi trẻ có rất nhiều ước mơ. Chúng ta được quyền có nhiều ước mơ. Nếu tuổi trẻ mà không có ước mơ thì không phải là tuổi trẻ.

Tuy nhiên, để thực hiện được ước mơ, cần phải làm nhiều thứ và phải cố gắng rất nhiều. Để đạt được ước mơ, các bạn phải đi qua rất nhiều khó khăn và thử thách. Dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, các bạn cần xác định rằng mình phải đạt được mục tiêu đã đặt ra. Phải xác định như vậy các bạn mới có động lực để vượt qua những thử thách, khó khăn để đạt được ước mơ.

"Các bạn cần biết ngay tại địa phương mình đang sống cho mình những gì và muốn địa phương giàu mạnh cần phải làm gì. Từ đó các bạn có thể tạo ra giá trị bản thân, tạo ra giá trị cộng đồng.

Khi xác định được điều này, các bạn sẽ chọn được cho mình ngành học phù hợp với bản thân để theo đuổi ước mơ. Tôi tin, với sự nỗ lực, cố gắng từng ngày của các bạn sẽ đạt được ước mơ của mình", thầy Hạ nhấn mạnh.

Muốn theo ngành tự động hóa cần đầu tư học môn nào?

PGS.TS Bùi Hoài Thắng - trưởng phòng đào tạo Trường đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP.HCM) - tư vấn thêm cho các học sinh tại chương trình chiều 20-1 - Ảnh: THẾ THẾ

PGS.TS Bùi Hoài Thắng - trưởng phòng đào tạo Trường đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP.HCM) - tư vấn thêm cho các học sinh tại chương trình chiều 20-1 - Ảnh: THẾ THẾ

Trả lời thắc mắc của một học sinh muốn theo ngành tự động hóa cần đầu tư học môn nào, cơ hội việc làm ra sao, PGS.TS Bùi Hoài Thắng - trưởng phòng đào tạo Trường đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP.HCM) - cho biết hiện nay đang rất cần nguồn nhân lực về tự động hóa, không riêng lĩnh vực kỹ thuật.

"Muốn theo đuổi nhóm ngành kỹ thuật công nghệ, học sinh cần đầu tư và có thể mạnh ở các môn khoa học tự nhiên là toán, lý, hóa và tiếng Anh", thầy Thắng chia sẻ.

Chương trình do báo Tuổi Trẻ, Vụ Giáo dục đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo), Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), Sở Giáo dục và Đào tạo, Tỉnh Đoàn Đắk Lắk và Trường THPT Võ Văn Kiệt phối hợp tổ chức với sự đồng hành của Tập đoàn Vingroup.

Đây là điểm tư vấn tăng cường thứ 2, ngoài các buổi tư vấn ở các thành phố lớn, nhằm giúp học sinh ở các địa bàn khó khăn, vùng sâu, vùng xa có thêm cơ hội được tiếp cận thông tin về tuyển sinh đại học và được định hướng nghề nghiệp trước mùa thi năm nay.

Chọn ngành gần trong cùng lĩnh vực thay vì đua vào ngành hotChọn ngành gần trong cùng lĩnh vực thay vì đua vào ngành hot

Nhiều thí sinh muốn theo ngành 'hot' nhưng lo ngại không trúng tuyển do điểm chuẩn các ngành này thường khá cao. Các chuyên gia tư vấn tuyển sinh đã 'bày cách' cho các bạn.

Chọn học ngành nào để trở thành tỉ phú Phạm Nhật Vượng thứ hai?- Ảnh 5.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp