Phóng to |
Âm thanh là phần không thể thiếu cho phòng chiếu phim tại gia của bạn - Ảnh: Blogspot |
Kênh âm thanh: 5.1 hay 7.1?
Hiện nay, đa số những receiver (bộ ampli) trên thị trường đều hỗ trợ 7.1, bao gồm 1 loa center (trung tâm), 2 loa front (trước), 2 loa surround (vòm) và 2 loa surround back (vòm ở phía sau) và 1 loa subwoofer (loa bass), thậm chí một số receiver cao cấp còn hỗ trợ 9.2 hay 11.2.
Tuy nhiên, đối với nhu cầu sử dụng thông thường trong không gian của một rạp chiếu phim tại gia thì một hệ thống 5.1 được thiết lập chuẩn mực cũng đủ đáp ứng, bởi lẽ đa số các phim Full-HD hiện nay chỉ ở định dạng âm thanh 5.1.
Chỉ nên cân nhắc sử dụng hệ thống 7.1 khi phòng chiếu của gia đình bạn rộng trên 30m2 và vị trí ngồi cách tường phía sau trên 1m. Chỉ khi đó thì 2 chiếc loa surround back mới có thể phát huy được hiệu quả.
Chọn loa front: loa cột hay loa bookshelf?
Lựa chọn loa lớn hay loa nhỏ phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng cũng như điều kiện phòng ốc của bạn. Điểm khác biệt chính giữa loa cột và loa bookshelf (loa nhỏ để kệ) là nằm ở khả năng thể hiện tiếng bass. Loa cột sẽ cho tiếng bass tốt hơn so với loa bookshelf vốn có kích thước nhỏ.
Lưu ý: nếu bạn chỉ sử dụng hệ thống 5.1 thì có thể tận dụng thêm 2 kênh surround back của receiver để đánh bi-amp cho 2 loa front, khi đó công suất cung cấp cho 2 loa này sẽ được tăng gấp đôi. Mẹo nhỏ này có thể làm tăng đáng kể hiệu suất cũng như chất lượng trình diễn của cặp loa front. |
Theo anh Lương Minh Trí, giám đốc kỹ thuật Công ty Cơn Bão Số, nếu phòng chiếu phim nhỏ dưới 20m2 và nhu cầu chủ yếu là xem phim thì khách hàng nên chọn loa bookshelf làm loa front (trước). Khi đó tiếng bass của hệ thống sẽ do loa subwoofer đảm nhận. Nếu có một phòng nghe lớn hơn, có nhu cầu kết hợp giữa nghe nhạc và xem phim thì những cặp loa lớn sẽ có đất để thể hiện thế mạnh của mình.
Vị trí đặt loa tạo hiệu quả cao nhất
Việc bố trí loa trong phòng chiếu phim tại gia tương đối đơn giản. Cụ thể:
-
Loa center: loa center nên nằm ở vị trí giữa, phía trên hay phía dưới màn hình. Việc bố trí này giúp người xem cảm nhận được lời thoại như đang được phát ra từ các chính các nhân vật trên màn ảnh.
-
Loa front: bố trí 2 bên của màn hình. Loa front là loa có tính định hướng vì thế nên bố trí sao cho loa mid hay treble ở cùng độ cao của tai người nghe. Nếu bạn sử dụng loa cột thì nên tránh xa 2 góc phòng. Việc đặt loa front ở 2 góc phòng có thể làm triệt tiêu tiếng bass lẫn nhau giữa các loa front.
-
Loa surround: loa surround nên đặt trên tường 2 bên của vị trí nghe và cao hơn vị trí tai người nghe khoảng 0,8 -1,2m.
-
Loa subwoofer: Loa subwoofer có thể bố trí bất cứ vị trí nào trong phòng nghe. Nếu bạn thích nhiều tiếng bass thì có thể đặt loa gần góc phòng.
Phóng to |
Mô hình vị trí đặt các loa 5.1 kênh cơ bản để tạo hiệu ứng âm thanh tốt nhất - Ảnh: Internet |
Phóng to |
Cách bố trí loa đứng trong không gian phòng chiếu phim tại gia - Ảnh minh họa: AAA-Electronics |
Có cần thiết phải mua loa cùng một hãng?
Đối với hệ thống âm thanh rạp hát tại gia (home cinema), việc đồng bộ về âm giữa loa center và loa front là rất quan trọng. Người dùng nên chọn loa center và loa front của cùng một hãng và trong cùng một series. Nhà sản xuất đã thiết kế đặc biệt nhằm tối ưu sự đồng bộ về âm sắc giữa các loa trong hệ thống và giúp phát huy tối đa hiệu ứng của phim.
Đối với loa surround và loa subwoofer thì tính đồng bộ ít quan trọng hơn. Bạn có thể sử dụng loa của hãng khác hay tận dụng lại những loa sẵn có.
* Về vấn đề liệu dùng 2 subwoofer có phải là ý tưởng hay, theo anh Lương Minh Trí, trừ khi phòng chiếu phim của bạn quá lớn và làm tiếng bass của subwoofer không thể bao trùm toàn bộ phòng chiếu phim, 1 subwoofer đã là đủ. Việc sử dụng 2 subwoofer là tương đối phức tạp và tốn kém. Thậm chí nếu bạn bố trí vị trí loa không đúng còn sẽ làm tiếng bass bị triệt tiêu lẫn nhau giữa 2 loa subwoofer.
Các thông số thông dụng trên loa Khi đi xem loa, bạn sẽ nghe người bán nói về công suất, độ nhạy, Ohm,… Vậy chúng là gì và chúng có quan trọng không? Ohm (kí hiệu Ω): thông số quan trọng nhất mà bạn nên chú ý là Ohm. Đại đa số các loa xem phim trên thị trường là 8 Ohm. Những loa có thông số Ohm nhỏ như 4 hay 2 Ohm rất khó đánh và đòi hỏi receiver cao cấp. Nếu bạn không thật sự chắc chắn thì giải pháp an toàn là nên chọn những loa 8 Ohm nếu không muốn làm hỏng loa hay receiver trong quá trình sử dụng. Độ nhạy (kí hiệu db): loa có độ nhạy càng cao thì cần càng ít công suất để kêu to, hay theo cách nói của người bán là ăn ít volume. Trong khi loa có độ nhạy thấp thì thường cần nhiều công suất hơn. Độ nhạy không nói lên được là loa hay hay kém. Tùy thuộc vào receiver mà bạn đang sử dụng, bạn có thể chọn loa có độ nhạy cao nếu receiver của bạn có công suất nhỏ và ngược lại. Công suất loa: đa số người dùng đều quan tâm đến công suất loa, nhưng trên thực tế đây lại là thông số ít quan trọng nhất. Ví dụ nếu trên loa ghi 200W thì có nghĩa là công suất tối đa cấp cho loa là 200W. Nếu cung cấp quá công suất này thì loa sẽ có khả năng bị hỏng. |
Chọn công suất cho receiver (ampli)
Thông thường người dùng hay chọn ampli hay receiver có công suất bằng hay cao hơn công suất loa. Tiêu chí này là không hoàn toàn đúng. Thông thường công suất mà các hãng ghi trên ampli hay receiver đều mang tính quảng cáo thương mại và vượt khá nhiều so với công suất thực tế.
Để chọn công suất ampli cho phù hợp với loa, bạn nên chú ý hơn đến độ nhạy của loa. Đối với những loa có độ nhạy dưới 88db, bạn nên chọn những receiver có công suất trên 125W/kênh. Còn những loa có độ nhạy trên 88db thì khoảng 100W cũng đã là đủ.
Phóng to |
Dàn loa vòm sẽ đưa bạn vào trong nhịp sôi động của những bộ phim bom tấn - Ảnh: Blogspot |
Khi nghe thử thiết bị, cần chú ý những điều gì?
Đối với việc mua một hệ thống âm thanh hay hình ảnh, việc tìm hiểu kỹ lưỡng trước thông tin và các sản phẩm là rất cần thiết. Tuy nhiên giữa lý thuyết và thực tế vẫn còn một khoảng cách rất xa. Vì thế bạn hãy dành thêm thời gian để có thể nghe thử các hệ thống khác nhau và tìm ra một lựa chọn phù hợp nhất cho mình. Câu nói “Trăm nghe không bằng mắt thấy” có lẽ phải sửa thành “Trăm thấy (đọc) không bằng một nghe” trong trường hợp này.
Trong quá trình nghe thử, bạn có thể yêu cầu người bán cho nghe một bài hát có nhiều tiếng bass, một bài thuộc dạng vocal để thể hiện tiếng hát hay âm trung, và một bài có các nhạc cụ thuộc bộ dây như đàn ghita, violon,…
Phân bổ ngân sách cho các thiết bị âm thanh
Nếu bạn cần tính toán một mức ngân sách để đầu tư cho mình một hệ thống âm thanh phòng chiếu phim, hãy dành khoảng 40% cho hệ thống loa, 40% cho receiver cùng đầu đọc HD và khoảng 20% cho dây dẫn. Không nên bỏ qua hệ thống dây dẫn vì chúng cũng ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng của toàn hệ thống.
Hãy lựa chọn những loại dây loa bằng đồng tốt và có đường kính dây đồng lớn. Còn với các dây digital như dây cáp quang hay HDMI thì không nên đầu tư quá nhiều tiền vì giữa chúng không có quá nhiều khác biệt.
Phóng to |
Chọn lựa thiết bị âm thanh như bộ receiver (ampli) và dàn loa để có hiệu ứng âm thanh tốt nhất cho rạp chiếu phim tại gia - Ảnh minh họa: ConBaoSo.com |
Chọn mặt gửi vàng
Mua hệ thống âm thanh hình ảnh cho phòng chiếu phim là một khoản đầu tư lớn, vì thế bạn nên cân nhắc lựa chọn mua hàng tại những đơn vị có uy tín và nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Ngoài việc đảm bảo về chất lượng nguồn gốc hàng hóa, các chính sách hỗ trợ sau bán hàng chính là "bùa hộ mệnh" của bạn trong trường hợp xảy ra sự cố.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận