Tuy nhiên, đến cuối năm 2015, dư nợ cho vay tiêu dùng đã tăng lên đến 90.000 tỉ đồng, khoảng 6,8% tổng dư nợ của cả TP.HCM, tăng hơn 5 lần so với 5 năm trước.
Thông tin này đã được ông Nguyễn Hoàng Minh, phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước TP.HCM, cho biết tại tọa đàm về cho vay tiêu dùng do Thời báo Ngân Hàng tổ chức ngày 26-1.
Nhu cầu vay tiêu dùng rất lớn và hiện các công ty tài chính gần như đang độc quyền ở phân khúc cho vay tín chấp tiêu dùng với các món nhỏ lẻ như điện thoại, laptop, tivi.
Tuy nhiên, theo chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu, bên cạnh một số công ty làm ăn đàng hoàng, nhiều công ty cố tình gài bẫy người vay bằng cách để trống phần lãi suất trong hợp đồng vay.
“Bằng cách này các công ty đã “cột” người tiêu dùng vào lãi suất lên đến 50-70%/năm. Ngân hàng Nhà nước nên có giám sát cũng như chế tài các công ty tài chính dùng các chiêu trò, xảo thuật này”, ông Hiếu nói.
Theo ông Lê Đức Thuần - giám đốc ngành hàng dịch vụ FPT retail, nhiều người tiêu dùng “dị ứng” với cách điều tra nhân thân cũng như thu nhập người vay của các công ty tài chính.
“Ở góc độ là nhà bán lẻ, chúng tôi bị khách hàng phàn nàn rằng các công ty tài chính đưa ra quá nhiều câu hỏi nhạy cảm, riêng tư và không tôn trọng khách hàng.
Các công ty nên xây dựng quy chuẩn về cách hỏi sao cho tránh phiền lòng nơi khách hàng, để cho người vay trả lời thành thật mà họ cũng cảm thấy hài lòng”, ông Thuần nói.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận