25/02/2023 09:50 GMT+7

Chó vẫn lông nhông ở phố đi bộ

Những chú chó thả rông, không rọ mõm, phóng uế bừa bãi xuất hiện tràn lan ngay tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (quận 1, TP.HCM). Điều đáng nói, dù khu vực này có bảng cấm chăn dắt vật nuôi song chẳng ai tỏ vẻ lo sợ thú cưng bị "hốt".

Nhiều chó được chủ dắt, thả ra ngay phố đi bộ Nguyễn Huệ, trong đó nhiều chó không đeo rọ mõm - Ảnh: CHÂU TUẤN

Nhiều chó được chủ dắt, thả ra ngay phố đi bộ Nguyễn Huệ, trong đó nhiều chó không đeo rọ mõm - Ảnh: CHÂU TUẤN

19h30, giờ cao điểm dạo chơi của du khách, chúng tôi có mặt tại phố đi bộ Nguyễn Huệ, ghi nhận khoảng 20 con chó đủ loại và kích cỡ, cùng một vài con mèo được chủ đưa đến đây chơi.

"Nó có cắn ai đâu mà sợ"

Hầu như không con chó nào được rọ mõm, chỉ một số ít được đeo bỉm, cột dây dẫn đi, còn đa số chạy loạn xạ ngay sát chân du khách có nhiều trẻ em.

Chó được đưa đến đây phần lớn thuộc giống nước ngoài. Một số người ra phố vui chơi, vừa ngồi xuống băng ghế đã phải bỏ đi chỗ khác vì dị ứng lông chó hoặc chịu không nổi mùi chất thải của chó để lại.

Số ít chủ chó "có tâm" mang theo khăn giấy và bọc ni lông, canh thú cưng của mình vừa đi bậy xong thì lấy khăn giấy hốt lại rồi đem bỏ thùng rác, song đa số đều dửng dưng để chó phóng uế rồi dắt đi.

Càng về khuya, số lượng chó tại phố đi bộ Nguyễn Huệ càng nhiều, chúng tôi đếm không xuể nữa. Chủ nhân những chú chó này thường đứng thành các nhóm nhỏ hoặc ngồi bấm điện thoại, để thú cưng của mình tự do chơi đùa, thỉnh thoảng mới ngó xem chó mình còn không, mặc kệ có nguy cơ cắn người.

"Tôi thấy lâu nay ai cũng đưa chó ra đây chơi mà có sao đâu. Mấy con chó này cũng hiền, nó có cắn ai đâu mà sợ", anh Minh Anh (23 tuổi, ngụ quận Tân Bình) bồng chú chó thuộc giống poodle nói.

Ngoài ra, việc để chó chạy lăng xăng, rượt đuổi nhau ở nơi có nhiều trẻ em đến chơi dễ có nguy cơ làm té ngã trẻ, hoặc va phải người đi xe nếu chó bất ngờ chạy ra đường. Những phụ huynh dẫn con nhỏ đến phố đi bộ thường ẵm con hẳn lên tay để tránh những con chó đến gần.

Thường xuyên đưa con nhỏ đến phố đi bộ Nguyễn Huệ chơi dịp cuối tuần, chị Hồ Thị Tịnh (42 tuổi, ở phường Hiệp Bình Chánh, TP Thủ Đức) cảm thấy lo lắng khi nhiều người dắt chó không rọ mõm đến. Con gái của chị khá sợ, đòi mẹ bồng mỗi khi có những chú chó lớn tiếp cận.

"Đến khu vực đông người, những chú chó có thể bị kích động. Do đó, chó phải được rọ mõm để phòng trường hợp chúng kích động, cắn người, chưa kể tới việc chó đã được tiêm ngừa dại đầy đủ hay chưa. Nếu trẻ em bị chó cắn trúng thì hậu quả khó lường.

Tôi thấy có nhiều người dẫn chó đến khu vực công cộng không phải với mục đích đi dạo mà để cho chó đi vệ sinh lên cỏ, gốc cây. Điều này rất ích kỷ, ảnh hưởng những người tìm tới đây để đi dạo, hít thở không khí trong lành.

Nuôi chó là quyền tự do mỗi người. Nhưng khi dẫn ra khu vực chung, tôi mong người nuôi chó phải có ý thức. Chó phải được rọ mõm, tiêm phòng đầy đủ. Đặc biệt, người nuôi chó cần phải đeo bỉm hoặc mang theo dụng cụ thu dọn chất thải cho chó. Tôi từng chứng kiến và nhắc nhở những người để thú cưng phóng uế bừa bãi. Họ chỉ trả lời vài ba câu cho có, rồi đâu lại vào đấy", chị Tịnh thở dài.

Chó chuẩn bị ị bậy ngay nơi du khách dạo chơi - Ảnh: DIỆU QUÍ

Chó chuẩn bị ị bậy ngay nơi du khách dạo chơi - Ảnh: DIỆU QUÍ

Đừng nuôi chó theo kiểu ích kỷ

Trong khi đó, anh Võ Hoàng Tâm (28 tuổi, ngụ quận 3) luôn phản đối việc dẫn chó mèo tới phố đi bộ, công viên và quán xá. "Đâu phải ai cũng thích chó mèo, nhất là khi bạn từng té xe vì chó chạy bất ngờ qua, rồi giẫm phải phân chúng hay bị rượt cắn. Bạn yêu chó mèo cũng tốt nhưng đừng nuôi kiểu ích kỷ chỉ biết bản thân mình, mặc kệ ảnh hưởng người khác", anh Tâm bức xúc và cho rằng nên xử phạt nghiêm người thả chó rông.

Tương tự, chị Nguyễn Thị Yến (25 tuổi, ngụ quận Phú Nhuận) cho biết dù không ghét chó mèo song chị hay sợ do hồi nhỏ ở quê mấy lần bị chó rượt cắn. "Ra đường thấy chó không được dắt dây hoặc rọ mõm là mình sợ dù từ lúc ở Sài Gòn tới giờ chưa bị cắn lần nào", chị Yến nói và cho biết khi đến khu công cộng gặp chó mèo thì sẽ giữ khoảng cách. Đối với những con chó to hoặc chó dữ như pitbull, chị sẽ tránh xa lập tức.

"Mình rất sợ chó thả rông vì không biết đó là chó hoang hay có người nuôi, có dữ không và đã tiêm phòng hay chưa. Gặp chó thả rông trên đường, nếu đi bộ mình sẽ né sang một bên hoặc đi chậm, xa xa nó ra. Nhưng sợ nhất là chạy xe máy bất thình lình chó chạy qua thì không thể chủ động né được và té xuống đường rất nguy hiểm", chị chia sẻ.

Theo chị Yến cũng như một số du khách khác, các chủ chó nên có biện pháp quản lý chó của mình tốt nhất có thể như bắt buộc có dây dắt đi, rọ mõm, mặc tã để người khác đứng cạnh bên cũng không thấy bất an, nguy hiểm. Còn nếu không thì tuyệt đối không cho chó ra nơi công cộng.

Có cả những con chó lớn -  Ảnh: CHÂU TUẤN

Có cả những con chó lớn - Ảnh: CHÂU TUẤN

Chị Nguyễn Thị Thu Thủy (ở phường 4, quận Tân Bình), kể hôm tết dẫn các cháu lên phố đi bộ Nguyễn Huệ chơi và đã bị chó cắn. Chị nói: "Tôi dặn các cháu tránh xa chó ra, nhưng tụi nhỏ hiếu động đã quên liền. Lát sau, tôi thấy bé ré lên và méc bị chó cắn chảy máu cổ chân. Trong lúc đó có gần chục con chó của mấy người nên tôi không biết chó của ai và cũng không ai chịu nhận chó mình cắn bé. Tôi cố hỏi, có thanh niên còn nạt nộ, hăm dọa kiểu như mình vu oan cho chó của họ.

Mặc dù ai cũng nói chó của mình đã được chích ngừa, nhưng tôi vẫn phải cho bé về đi chích cẩn thận. Mình không thể tin lời mấy chủ chó vô trách nhiệm mà mạo hiểm sinh mạng cháu mình".

Bảng cấm dắt chó vào phố đi bộ Nguyễn Huệ - Ảnh: DIỆU QUÍ

Bảng cấm dắt chó vào phố đi bộ Nguyễn Huệ - Ảnh: DIỆU QUÍ

Địa phương nên thành lập đội bắt chó thả rông

Đại diện Chi cục Chăn nuôi và Thú y TP.HCM cho biết việc chăn, dắt chó thả rông không rọ mõm tại khu vực phố đi bộ Nguyễn Huệ hay công viên bến Bạch Đằng là hoàn toàn nghiêm cấm.

Trước thực trạng một số trường hợp chó thả rông không có rọ mõm, không có dây xích, không có người dắt, có nguy cơ lây lan dịch bệnh (đặc biệt tại các khu vực phố đi bộ, công viên ở trung tâm TP), Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã tham mưu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về nội dung tăng cường công tác quản lý chó nuôi phục vụ công tác phòng, chống bệnh dại gửi UBND các quận, huyện và TP Thủ Đức. Địa phương có trách nhiệm giám sát và xử lý.

"Chi cục Chăn nuôi và Thú y đề nghị UBND các quận, huyện và TP Thủ Đức tiếp tục tổ chức tuyên tuyền nâng cao nhận thức của người dân trong phòng, chống bệnh dại và các mối nguy từ việc nuôi chó. Đồng thời nên triển khai các đội bắt và xử lý chó thả rông trên địa bàn. Trường hợp chó, mèo tấn công gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật", vị đại diện này cho hay.

Chó thả rông không đeo rọ mõm, trách nhiệm địa phương hay cơ quan thú y?Chó thả rông không đeo rọ mõm, trách nhiệm địa phương hay cơ quan thú y?

Đây là câu hỏi mà rất nhiều bạn đọc đã đặt ra trong các bài viết liên quan đến tình trạng chó thả rông, không đeo rọ mõm mà Tuổi Trẻ đăng trong thời gian qua.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp