29/11/2023 11:36 GMT+7

Cho phép kéo dài thời gian giải ngân vốn các chương trình mục tiêu quốc gia

Tại phiên bế mạc ngày 29-11, Quốc hội đã thông qua nghị quyết về giám sát chuyên đề thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, gồm: xây dựng nông thôn mới; giảm nghèo bền vững; phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm - Ảnh: GIA HÂN

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm - Ảnh: GIA HÂN

Giải pháp nổi bật để tiếp tục thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trong nghị quyết là cho phép kéo dài giải ngân vốn ngân sách nhà nước năm 2022 (bao gồm cả vốn năm 2021 được chuyển nguồn sang năm 2022) chưa thực hiện hết trong năm 2023, được thực hiện sang năm 2024.

Nghị quyết cũng giao Chính phủ khẩn trương xây dựng dự thảo nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. 

Nghị quyết sẽ được trình Quốc hội xem xét, quyết định tại kỳ họp gần nhất theo trình tự, thủ tục rút gọn. Có cơ chế thí điểm phân cấp cho cấp huyện quyết định danh mục, cơ cấu, phân bổ sử dụng vốn ngân sách nhà nước. 

Xử lý một số kiến nghị của địa phương liên quan đến việc thực hiện kết luận kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước đối với việc thu hồi kinh phí, hoàn trả ngân sách nhà nước trong triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

Tập trung giải quyết có hiệu quả những khó khăn, vướng mắc, bức xúc của người dân về đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt. Quy hoạch, sắp xếp ổn định dân cư ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Nâng cao hiệu quả đào tạo nghề tại các huyện nghèo, vùng đồng bào dân tộc...

Các đại biểu Quốc hội tham gia phiên bế mạc sáng 29-11 - Ảnh: GIA HÂN

Các đại biểu Quốc hội tham gia phiên bế mạc sáng 29-11 - Ảnh: GIA HÂN

Trước khi biểu quyết, thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự thảo nghị quyết, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm cho biết có ý kiến đề nghị không đưa nội dung cho phép kéo dài thời gian giải ngân vốn vì việc cho phép kéo dài số vốn gây lãng phí lớn, tăng chi phí trả lãi và bội chi ngân sách nhà nước.

Tuy nhiên theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, qua xem xét tờ trình và ý kiến thẩm tra, nhận thấy việc cho phép kéo dài thời gian giải ngân số vốn trên là cần thiết để bảo đảm nguồn lực thực hiện các chính sách hỗ trợ đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân tộc thiểu số. 

Để việc kéo dài thời gian giải ngân vốn có hiệu quả, dự thảo nghị quyết đã quy định Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội về tính chính xác của số liệu và việc thực hiện, giải ngân số vốn được kéo dài nêu trên bảo đảm đúng mục đích, hiệu quả, tiết kiệm.

Các chương trình mục tiêu quốc gia còn nhiều hạn chế

Theo nghị quyết giám sát của Quốc hội, bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia còn một số tồn tại, hạn chế do nhiều nguyên nhân. Tiêu biểu như việc xác định nhu cầu, lập kế hoạch, phân bổ vốn chưa sát thực tế ở nhiều địa phương.

Tiến độ thực hiện và giải ngân vốn rất chậm, ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành mục tiêu, chỉ tiêu của các chương trình mục tiêu quốc gia đến năm 2025.

Ở một số địa phương, kết quả giảm nghèo chưa thực sự bền vững, nguy cơ tái nghèo, phát sinh nghèo còn cao.

Việc xây dựng nông thôn mới còn chạy theo thành tích, tiêu chí đạt được chưa bền vững, còn nợ, hụt tiêu chí. Còn tình trạng cát cứ, phân tán, manh mún trong tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia...

Đoàn giám sát của Quốc hội: 3 chương trình mục tiêu quốc gia đều "giải ngân chậm"Đoàn giám sát của Quốc hội: 3 chương trình mục tiêu quốc gia đều 'giải ngân chậm'

Sáng 30-10, Quốc hội thảo luận việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về 3 chương trình mục tiêu quốc gia.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp