Khám cắt ngực tại một bệnh viện thẩm mỹ. Ảnh: Tâm Lụa |
Ngày 16-4, ông Nguyễn Huy Quang - Vụ trưởng Vụ pháp chế (Bộ Y tế) - cho biết Bộ này đang hoàn thiện bản góp ý cho dự thảo Bộ luật dân sự sửa đổi, trong đó có đề cập nội dung thực hiện chuyển đổi giới tính.
Theo đó, có hai phương án được đưa ra là không thừa nhận việc chuyện đổi giới tính tại Việt Nam (như từ trước đến nay) hoặc cho phép thực hiện, nhưng chỉ trong một số trường hợp đặc biệt được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
Ngay lập tức, nhiều bạn đọc bày tỏ những hàng loạt ý kiến trái chiều.
“Trên tất cả, chúng tôi muốn sống thật”
Một số bạn đọc phản đối nhưng có không ít bạn đọc ủng hộ việc cho phép chuyển giới tại Việt Nam.
Bạn đọc Minh Hoàng nói: “Chuyển giới cũng là một quyền được sống của con người, đưa họ trở về đúng bản chất thật của họ, không phải tệ nạn hay thói xấu của xã hội”.
Cô giáo Phạm Lê Quỳnh Trâm (Q.1, TP.HCM) - người từng phẫu thuật chuyển đổi giới tính ở Thái Lan - tâm sự: “Tất cả bệnh viện trong nước đều từ chối tôi. Đi nước ngoài thì chi phí cao, rào cản về ngôn ngữ và lo lắng khi về có được nhập cảnh không, có được người khác chấp nhận không”.
Trên giường phẫu thuật, cô Trâm từng nghĩ có thể sẽ chết nhưng “tôi muốn sống chứ tôi không muốn mình chỉ tồn tại cho có” - cô Trâm nói.
Trải qua hàng loạt cuộc kiểm tra y tế, giấy tờ, chứng từ, mất 1 năm 8 tháng, cô Trâm mới được công nhận giới tính là nữ.
>> Cô Phạm Lê Quỳnh Trâm
Cô Trâm cho biết, những người thay đổi giới khi có giấy tờ xác nhận giới tính thật sự thì họ sẽ sống trách nhiệm hơn...
“Tờ giấy chỉ là “bước” thông hành còn việc chấp nhận của xã hội là sự phấn đấu của bản thân mỗi người chuyển giới” - cô Trâm khẳng định.
>> Cô Phạm Lê Quỳnh Trâm
Cô Trâm vui mừng chia sẻ rằng Bộ Y tế có đề xuất, là có quan tâm. Vậy là hạnh phúc rồi. Cô Trâm nhẩm tính, một ca phẩu thuật trong nước có thể giảm chi phí gấp 5 lần so với ở nước ngoài.
>> Cô Phạm Lê Quỳnh Trâm
Giấy xác nhận giới tính của cô giáo Quỳnh Trâm. Ảnh: NVCC |
Người chuyển giới mong muốn được phẫu thuật
Bà Đinh Hồng Hạnh - chuyên viên pháp lý - Tổ chức bảo vệ và thúc đẩy quyền của người đồng tính nam, đồng tính nữ, song tính, chuyển giới (LGBT) tại VN, cho biết: “Ước tính có khoảng 2.000-3.000 người chuyển giới nữ đang sinh sống tại TP.HCM. Có gần 80% trong 219 người được khảo sát mong muốn được phẫu thuật”.
Bà Hạnh cho biết, cộng đồng LGBT đánh giá rất cao trình độ kĩ thuật của bác sĩ Việt Nam. Giải thích về điều này, chị Hạnh cho rằng, tại Việt Nam, trường hợp liên giới tính (giới tính không rõ ràng) vẫn được xác định giới tính và thực hiện phẫu thuật trơn tru. Cộng đồng LGBT không lo lắng mà chỉ quan tâm vấn đề pháp lý của việc này.
>> Chị Đinh Hồng Hạnh
VN chưa cho phép nên người chuyển giới chưa được hưởng quy trình thăm khám và hỗ trợ tư vấn tâm lý trước, sau phẫu thuật.
Do đó, người chuyển giới thường tự tìm thông tin trên mạng, mua và sử dụng các loại thuốc, hormone “xách tay” gây ra rất nhiều biến chứng cho cho cơ thể.
Chị Hạnh cho biết, do không đủ kinh phí nên người chuyển giới thường tìm đến những cơ sở chui. Có trường hợp chết trên bàn mổ.
>> Chị Đinh Hồng Hạnh
Anh Phan Thanh Nhàn - Chủ nhiệm dự án Nhà tạm lánh Open chống bạo hành giới, (TP.HCM) - cho rằng: “Nên đánh giá lại nhu cầu thực tế và cần quản lý chặt chẽ các cơ sở thực hiện dịch vụ, nhằm đảm bảo các quy chuẩn cần thiết. Bên cạnh đó, phải chú trọng các dịch vụ đi kèm như nhu cầu chăm sóc sức khỏe sau phẫu thuật”.
>> Anh Phan Thanh Nhàn
Theo anh Nhàn, sau khi chuyển giới không chính quy, nhiều người không còn công việc, giấy tờ pháp lý cũng không có, muốn xin việc rất khó khăn.
>> Anh Phan Thanh Nhàn
Nên cho họ quyền “xác định giới tính”
Nhà nghiên cứu văn hóa, tiến sĩ Nguyễn Nhã cho rằng: “Trên thế giới, nhiều nước đã cho phép nhưng cũng có nhiều nước không. Mỗi người có một hoàn cảnh, không ai mong muốn mình khác thường nên chúng ta cần thông cảm cho họ”.
>> TS. Nguyễn Nhã
Về góc độ pháp luật, luật sư Huỳnh Phước Hiệp (văn phòng luật sư Huỳnh Phước Hiệp, Đoàn luật sư TP.HCM) nói: “Người chuyển đổi giới tính ở nước ngoài thì có thể không được nhập cảnh vì hình hài khác giấy tờ nhân thân”.
Luật sư Hiệp cho rằng việc chuyển đổi giới tính nên được cho phép nhưng cần có quy định rõ ràng, có lộ trình cụ thể, chứ không phải cổ súy cho những trường hợp lấy giới tính thứ 3 làm phong trào.
>> Luật sư Huỳnh Phước Hiệp
Phân tích đề xuất này, ông Hiệp cho rằng nên dùng “Xác định giới tính” thay vì “chuyển đổi giới tính”. Vì bản chất, những người này đang tìm về với giới tính thật của họ chứ không phải thay đổi giới tính.
>> Luật sư Huỳnh Phước Hiệp
Điểm khó nhất trong đề xuất là làm sao để xác định trường hợp nào được cho phép, trường hợp nào không cho phép.
Theo luật sư Hiệp, trước đây, từng có quy định xử phạt hành chính với trường hợp đồng tính luyến nhưng sau đó đã được hủy bỏ.
Phong tục tập quán Việt Nam quan tâm giới tính rõ ràng, tuy nhiên chúng ta cần có cái nhìn thoáng hơn và nhà làm luật phải chú ý đến phản ứng của xã hội.
>> Luật sư Huỳnh phước Hiệp
Việt Nam có thể phẫu thuật chuyển giới Đại tá, tiến sĩ, nguyên chủ nhiệm khoa Phẫu thuật hàm mặt và tạo hình (Bệnh viện Trung Ương Quận đội 108), phó chủ tịch Hội phẫu thuật tạo hình và thẩm mỹ Hà Nội - bác sĩ Nguyễn Huy Thọ cho rằng: Các bác sĩ phẫu thuật tạo hình chỉ cần đi học một thời gian thì hoàn toàn có thể điều trị phẫu thuật chuyển đổi giới tính. Trên thực tế, đã có rất nhiều trường hợp bệnh nhân mong muốn chuyển đổi giới tính nhưng chúng tôi đều từ chối vì pháp luật chưa cho phép. >> BS. Nguyễn Huy Thọ Theo bác sĩ Thọ, quy trình phẫu thuật chuyển giới gồm có tư vấn tâm lý ban đầu, sử dụng hormone, giai đoạn phẫu thuật (loại bỏ cơ quan sinh dục cũ và xây dựng cơ quan sinh dục mới) và cuối cùng là giai đoạn hormone suốt đời. Vì vậy, quan trọng là cần một ekip bác sĩ gồm nhiều khâu mới có thể đảm nhận việc này. Ở Việt Nam, chúng tôi chỉ thực hiện tái tạo bộ phận sinh dục cho những trường hợp bộ phận sinh dục bị dị dạng chứ chưa phẫu thuật chuyển giới. Người nam chuyển thành nữ thì dễ nhưng nữ chuyển thành nam rất khó. |
Chuyển giới có chuyển được cảm xúc thăng hoa? Theo Hiệp hội Chuyên nghiệp vì sức khỏe chuyển giới thế giới (WPATH), phẫu thuật chuyển giới bao gồm cắt bỏ tử cung, mổ vú, tái tạo hoặc nâng ngực, tái tạo bộ phận sinh dục, tái tạo gương mặt... để thể hiện giới tính mới của người phẫu thuật. Có sự khác biệt lớn giữa phẫu thuật chuyển giới từ nam sang nữ và nữ sang nam. Với nam sang nữ, việc phẫu thuật tạo âm đạo bao gồm việc cắt bỏ tinh hoàn. Sau phẫu thuật, người chuyển giới có thể quan hệ tình dục sau một tuần. Ở Đức năm 1931 bệnh nhân Dora R, trước đó là Rodolph R, trở thành người chuyển giới từ nam sang nữ đầu tiên trên thế giới. Đối với nữ sang nam, phẫu thuật chuyển giới đòi hỏi việc tạo dương vật dựa bao gồm công đoạn cắt bỏ âm đạo. Giới chuyên gia nhận định trong tương lai, tiến bộ y tế có thể giúp người chuyển giới từ nam sang nữ thụ thai bằng cách ghép dạ con của người hiến tặng. Theo nghiên cứu của bác sĩ Mỹ Stanley Biber, một nhà tiên phong trong lĩnh vực phẫu thuật chuyển giới, 95% người chuyển giới từ 18 đến 35 tuổi có thể đạt được khoái cảm như người bình thường. Một số nghiên cứu cho biết 80 tới 100% người chuyển giới từ nam sang nữ có thể đạt khoái cảm sau khi phẫu thuật. Hiếu Trung |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận