27/12/2023 12:00 GMT+7

Chò nâu: Biểu tượng hữu nghị

TP.HCM mang hơi hướng đô thị vùng sông nước, văn hóa đa dạng giao thoa. Thật khó đi tìm và đưa ra một biểu tượng văn hóa mang tính vật thể đặc trưng của vùng đất này.

Thiết kế cách điệu chò nâu cho công trình, các ấn phẩm giao lưu hữu nghị và hình ảnh truyền thông của tác giả Trần Quang Thịnh

Thiết kế cách điệu chò nâu cho công trình, các ấn phẩm giao lưu hữu nghị và hình ảnh truyền thông của tác giả Trần Quang Thịnh

Mỗi hơi thở trong nhịp sống của TP này đã mang nhiều tinh thần hữu nghị, sẵn sàng giao kết trong cuộc sống hằng ngày, trong quan hệ hợp tác.

Và nếu như người Hà Nội có mùa hoa sữa thì ở Sài Gòn, hoa chò nâu chính là loài thực vật "thống trị" vào mỗi độ tháng 4, tháng 5.

Những ngày đó chỉ cần rong ruổi trên các tuyến đường nội ô thành phố là bạn dễ dàng bắt gặp một màu nâu của hoa chò nâu ngập tràn khắp nơi.

Cây chò nâu được người Pháp mang vào Sài Gòn từ xa xưa, dần dà đã trở thành một phần không thể tách rời với người dân thành phố. Ngày nay, có nhiều cây đã hơn trăm tuổi, tỏa bóng mát khắp mọi quận trung tâm thành phố.

Mùa chò nâu, con đường những cơn mưa hoa mơ màng trút xuống.

Đôi cánh chò nâu dài và mỏng như tờ giấy, cong cong như đôi cánh chuồn chuồn quay đều trong gió cùng giai điệu thời gian.

Hoa chò nâu, theo tôi nên được chọn làm biểu tượng hữu nghị vì nét đẹp tồn tại cùng sự phát triển của thành phố qua thăng trầm hình thành đô thị.

Từ vẻ đẹp mộc mạc của chò nâu xoay tít khi những cơn gió giao mùa ùa về, có thể cách điệu chò nâu thành nhiều hình dáng đặc trưng mang tính biểu tượng từ đơn giản đến phức tạp cho các ấn phẩm giao lưu hữu nghị.

Các phương án thiết kế này ngoài việc được chọn làm hình ảnh trên các ấn phẩm giao lưu hữu nghị còn có thể trở thành công trình văn hóa trên trục cảnh quan với thiết kế ưu tiên mang tính không gian mở, có các tiêu chí sau:

Hình dáng công trình cách điệu hoa chò nâu tả thực và tối giản mang tính biểu tượng, phù hợp với mỹ thuật điêu khắc. Ưu tiên cho phương án cách điệu tạo hình dáng thanh mảnh, mềm mại mang đường nét hiện đại.

Kích thước cần tính toán tương đồng cảnh quan chung, không nên quá to lớn sẽ phá vỡ tổng thể, che tầm nhìn hai đầu trục đường Lê Lợi, che khuất nhà hát thành phố, tạo cảm giác nặng nề.

Màu sắc tùy thuộc vào hình dáng và kích thước sẽ có phương án màu sắc phù hợp nhưng ưu tiên sự sang trọng, hòa hợp cảnh quan kiến trúc chung của khu vực.

Không nên sử dụng quá nhiều màu sắc tạo cảm giác rối mắt và mất đi sự sang trọng thanh lịch. Sử dụng công nghệ chiếu sáng có lập trình tạo điểm nhấn, thay đổi theo thiết lập.

Nên có nhiều phương án chiếu sáng như: chiếu sáng điểm, chiếu sáng dải, tự phát sáng theo thiết kế...

Có thể thiết kế tổ hợp nhiều điểm sáng trên công trình với quy ước màu đặc trưng, mỗi điểm sáng hiển thị cho một châu lục hay thành phố đã thiết lập quan hệ hữu nghị với TP.HCM. Các điểm sáng trắng còn lại dành cho các thành phố dự kiến trong tương lai.

Thiết lập trang web hữu nghị cùng mã QR kết nối in nổi hoặc chìm trên công trình để truy xuất dữ liệu về thông tin thành phố, sự phát triển, các hoạt động giao lưu văn hóa, các thành phố đã thiết lập quan hệ hữu nghị hiện hữu cũng như tương lai.

Một số minh họa tạo hình chò nâu và vật liệu tạo hình

Một số phương án minh họa tạo hình cánh hoa chò nâu

Một số phương án minh họa tạo hình cánh hoa chò nâu

Công trình hữu nghị mang phong cách thiết kế mở dễ tạo được sự hòa hợp cảnh quan kiến trúc phù hợp với bối cảnh.

Các vật liệu tạo hình như thép - inox, bê tông dẻo, sợi - bó cáp, lưới thủy tinh, mành căng vải sợi tổng hợp, nhôm giả gỗ... sẽ tạo nên công trình hữu nghị mang đậm nét hiện đại, tinh tế.

Có thể sử dụng phương án đặc - rỗng như hình chú hươu với khối đế đặc, vững chắc kết hợp với cánh hoa chò nâu rỗng dần phía trên tạo cảm giác nhẹ nhàng, hòa mình với khung cảnh xung quanh.

Hoặc có thể tạo dáng công trình biểu tượng hữu nghị theo kiểu mô phỏng kiến trúc sinh học gân - xương của cánh hoa chò nâu.

Hôm nay, 27-12, kết thúc nhận bài dự thi ý tưởng thiết kế biểu tượng hữu nghị TP.HCM

Tổng giải thưởng cuộc thi là 100 triệu đồng.

Để quảng bá và mở rộng hơn nữa mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa TP.HCM với các thành phố bạn bè trên thế giới, đồng thời thể hiện sự sáng tạo, bắt kịp xu hướng trong việc tạo điểm nhấn về đối ngoại, giao thương kinh tế, giao lưu văn hóa cũng như chia sẻ về những vấn đề có tính toàn cầu.

Được sự chấp thuận của UBND TP.HCM, Sở Ngoại vụ TP.HCM cùng báo Tuổi Trẻ, Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM, Công ty xi măng INSEE đồng hành, tổ chức cuộc thi Thiết kế biểu tượng hữu nghị TP.HCM.

Chò nâu: Biểu tượng hữu nghị- Ảnh 6.

Cuộc thi là cơ hội để mọi người tham gia đề xuất, nêu ý tưởng, đóng góp sáng kiến, thậm chí phác thảo thiết kế một công trình mang tính biểu tượng "TP.HCM - thành phố hữu nghị toàn cầu".

Đó là biểu tượng mở vì thành phố sẽ tiếp tục kết nghĩa với nhiều thành phố khác trên thế giới để mở rộng quan hệ, tăng tính kết nối, nâng tầm hiểu biết lẫn nhau cùng xây dựng một thế giới hòa bình, hữu nghị và tốt đẹp hơn.

Công trình biểu tượng này kỳ vọng là điểm nhấn mỹ quan của thành phố, đồng thời là một điểm đến đặc biệt trong hệ sinh thái du lịch ở trung tâm TP.HCM, dự kiến được xây dựng tại công viên Lam Sơn trên trục đường Lê Lợi trước nhà hát TP.HCM.

■ Cuộc thi có các giải thưởng:

- 1 giải nhất trị giá 50 triệu đồng.

- 1 giải nhì trị giá 25 triệu đồng.

- 1 giải ba trị giá 10 triệu đồng;

- 5 giải khuyến khích trị giá 3 triệu đồng/giải.

Báo TUỔI TRẺ

Biểu tượng hữu nghị TP.HCM: Nụ cười cất cánhBiểu tượng hữu nghị TP.HCM: Nụ cười cất cánh

Tác giả Bùi Văn Hùng ở Hà Nam gửi đến cuộc thi thiết kế biểu tượng hữu nghị TP.HCM ý tưởng của anh, về nụ cười và một quả cầu trắng.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp