12/06/2023 14:07 GMT+7

'Chợ ma' Cà Mau: Người trong cuộc nói gì?

Tỉnh Cà Mau có 71 chợ nhưng có đến gần chục chợ bỏ hoang. Nguyên nhân được xác định là do các chợ này xây dựng ki ốt quá nhỏ, xe máy không thể đi vào chợ, lại được xây dựng ở những khu tái định cư ít người sinh sống.

Chợ ma Cà Mau: Người trong cuộc nói gì? - Ảnh 1.

Chợ Tắc Vân, TP Cà Mau được đầu tư hơn 15 tỉ đồng nhưng chỉ khoảng 20 người vào mua bán - Ảnh: THANH HUYỀN

Ngày 12-6, ông Dương Vũ Nam - phó giám đốc Sở Công Thương tỉnh Cà Mau - cho biết trong 71 chợ ở Cà Mau có 18 chợ thành thị, 53 chợ nông thôn.

Cơ sở vật chất các chợ được đầu tư nhưng vẫn còn hạn chế, tỉ lệ chợ tạm và chợ bán kiên cố còn nhiều. Vốn đầu tư phân bổ cho xây dựng nâng cấp, cải tạo thời gian qua chưa đáp ứng được nhu cầu, nhất là đối với các chợ ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

Ki ốt quá nhỏ

Chợ phường 4, TP Cà Mau được đầu tư xây dựng mới với kinh phí hàng tỉ đồng, hàng trăm ki ốt, có những khu vực rộng hơn trăm mét vuông để buôn bán hàng tươi sống nhưng lại chỉ có vài tiểu thương chuyển đến.

"Cái chợ gì mà xây ki ốt nhỏ xíu, nằm còn lú cái chân ra nữa rồi buôn bán cái gì được, phải chi khách đông mình cũng ráng được, còn giờ vừa nhỏ vừa không có khách thì tiểu thương ở đó làm gì", tiểu thương Nguyễn Thu Thùy, phường 4, TP Cà Mau, gay gắt.

Bà Nguyễn Thanh Nga tiếp lời: "Đi thì đi hết đồng loạt từ chợ cũ lên trên đó thì khách cũng sẽ đi theo. Còn bây giờ giải tỏa chợ cũ không được là do người ta buôn bán trước cửa nhà họ, không lấn chiếm lòng lề đường sao mà cấm được. Cho nên chợ cũ bị giải tỏa mà tính ra đông hơn chợ mới là phải rồi. Tôi cũng bám đây mà bán, được ngày nào hay ngày đó".

Chợ Khu A Tắc Vân, TP Cà Mau thuộc chợ hạng hai do doanh nghiệp đầu tư với kinh phí lên đến hơn 15 tỉ đồng nhưng hiện tại cũng chỉ có khoảng 20 hộ vào bán.

Lý do được tiểu thương đưa ra cũng từ việc xây dựng chợ chưa phù hợp với tập quán mua bán của người dân Cà Mau. Người dân ở đây có thói quen chạy xe vào các khu chợ để mua hàng trực tiếp nên chợ phải thông thoáng, rộng rãi.

"Tôi cũng chấp hành tốt quy định đi chợ phải gửi xe đúng quy định, đi một vòng chợ mới không thấy ai bán gì. Vậy là những lần sau tôi không đến đây nữa, có gì đâu mà mua.

Người dân ở đây đơn giản lắm, đi chợ họ sợ tốn 5.000 đồng gửi xe mà không mua được món gì. Kiếm chợ nào cho chạy xe ngang để mua cho đỡ tốn mà còn khỏi đi bộ xa", ông Trần Việt Hùng, phường Tân Thành, TP Cà Mau, giải thích.

Còn nhiều bất tiện

Ông Dương Vũ Nam cho biết khi thực hiện dự án xây dựng mới, cải tạo sửa chữa chợ thì vẫn còn một số địa phương chưa tổ chức lấy ý kiến để tạo sự đồng thuận trong người dân. Nhiều chợ được xây dựng mới ở vị trí khác vị trí cũ nhưng không thuận lợi cho kinh doanh mua bán.

Chợ ma Cà Mau: Người trong cuộc nói gì? - Ảnh 3.

Chợ An Phú, xã Khánh An được xây dựng hơn 10 năm nay nhưng chưa một lần sử dụng - Ảnh: THANH HUYỀN

"Vị trí xây dựng không phù hợp nên dân không vào bán thôi, vào đó còn sợ ma huống chi là mua bán gì", bà Trương Thị Út (xã Khánh An, huyện U Minh) - chọn điểm bán ngay mặt tiền đường, cách chợ An Phú khoảng 500m - chia sẻ.

“Một số chợ do sự quản lý chưa chặt chẽ của chính quyền địa phương, xung quanh chợ hình thành nhiều khu kinh doanh mua bán tự phát dọc các lề đường, lấn chiếm vỉa hè mất an ninh trật tự, an toàn giao thông.

Người mua bán tại các khu vực tự phát này không phải đóng các loại phí thuê mặt bằng, môi trường. Chúng tôi sẽ tăng cường kiểm tra, xử lý trong thời gian tới để lập lại trật tự", vị lãnh đạo Sở Công Thương tỉnh Cà Mau nói.

Nhiều chợ mới thành Nhiều chợ mới thành 'chợ ma' ở miền Tây

Những ngôi chợ xây tiền tỉ, nằm ngay trung tâm phố phường đang chung cảnh ế ẩm, bỏ hoang nhiều năm. Trong khi đó, tình trạng buôn bán lấn chiếm lòng lề đường, vỉa hè diễn ra nhan nhản quanh đó.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp