15/09/2019 11:07 GMT+7

Cho con lên tiếng trước cha mẹ

NGUYỄN VĂN CÔNG
NGUYỄN VĂN CÔNG

TTO - “Cha mẹ có biết ước muốn nhất của con bây giờ là gì không? Là được mạnh dạn nói câu “Hãy cho con lên tiếng!” trước cha mẹ”...

Cho con lên tiếng trước cha mẹ - Ảnh 1.

Vòng tay cha mẹ cần vừa đủ chặt vừa đủ lơi để cho con được trưởng thành - Ảnh minh họa: QUANG ĐỊNH

Chị Hảo (Q.Bình Tân, TP.HCM) hết sức ngỡ ngàng trước thái độ mạnh mẽ của cậu con trai lên 14 tuổi vốn khá hiền lành, ngoan ngoãn.

Thế Phong - cậu con trai - phân trần: "Con rất ngưỡng mộ bạn Tiến Nam cùng lớp vì những lần học nhóm ở nhà bạn ấy, con thường được nghe bạn ấy đóng góp ý kiến với cha mẹ của bạn ấy. 

Thậm chí có những lúc bạn ấy bày tỏ thái độ không đồng tình với người lớn một cách thẳng thắn. Nhưng... thật lạ là cha mẹ bạn Tiến Nam rất lắng nghe và ủng hộ cách ứng xử của bạn ấy".

Vòng tay cha mẹ, bao nhiêu là đủ?

Theo Thế Phong, thái độ đó không hề hỗn xược hay chống đối. Vì thế, Thế Phong thấy bạn Tiến Nam rất chững chạc, tự tin trong việc quyết định cho bản thân, từ lựa chọn tài liệu, sách vở, áo quần... cũng như khi đưa ra ý kiến về các quan điểm khác nhau của những thành viên trong gia đình. 

"Bạn Tiến Nam kể rằng bạn được thảo luận cùng gia đình để lựa chọn những nội dung cần học thêm, những địa điểm đi du lịch của gia đình cũng như nhiều việc quan trọng khác. Có nhiều tình huống Tiến Nam sẵn sàng chịu trách nhiệm trước gia đình để được thực hiện mong muốn của bản thân. 

Không những thế, Tiến Nam còn là "thủ lĩnh" trong nhiều hoạt động tập thể ở trường. Khi được đồng hành với bạn Tiến Nam, con rất yên tâm vì bạn ấy là một người rất bản lĩnh và tự chủ".

Nghe câu chuyện con kể về cậu bạn Tiến Nam, chị Hảo vừa thấy khâm phục cách giáo dục của phụ huynh bạn con, vừa không biết mình đã sai lầm ở đâu trong việc dạy con. Bởi sự thật là vì quá thương con nên gia đình luôn bảo bọc và quyết định thay con mọi thứ. 

Vì vậy, chị cũng nhận thấy con mình... tự ti, nhu nhược như chính tâm sự của con: "Ở đâu, làm gì con cũng rụt rè, e ngại. Dù có cố gắng rất nhiều nhưng con rất khó tự quyết định. Tất cả là vì những suy nghĩ, việc làm của con đều được cha mẹ "soạn sẵn". 

Không phải con không phản ứng nhưng vì cha mẹ luôn bảo: "Con nhỏ biết gì mà ý kiến, ý cò, chẳng lẽ cha mẹ lại dạy con điều sai trái?". Thế là con chỉ biết ấm ức làm theo lời cha mẹ".

Một lần nữa, những lời của con càng làm chị giật mình!

Đến lúc thay đổi

Đã có lúc vợ chồng chị Hảo lo ngại khi rời khỏi vòng tay cha mẹ, con sẽ vụng về, lóng ngóng không khác gì "chú bò đội nón". Nhưng chính anh chị cũng cảm thấy bất lực vì muốn con phải biết tự chủ, trong khi lại áp đặt con nghe lời cha mẹ, không được phản kháng!

Một lần tình cờ, chị đọc được những dòng tâm sự của con viết trong nhật ký: "Cha mẹ ơi! Con rất muốn nói rằng, đôi lúc, ý kiến của con trẻ sẽ làm cha mẹ ngạc nhiên vì sự hiểu biết của con mình. Cha mẹ lắng nghe và thấu hiểu con hơn. 

Nhưng rồi con vẫn không thể lên tiếng mà lại im lặng"... Những lời nhắn nhủ tâm tình của con trai dù rất nhẹ nhàng nhưng chị Hảo cảm nhận thấm thía như những vết dao cứa vào da thịt, khiến chị xót xa nghĩ đến việc phải thay đổi cách giáo dục và quản lý con để con được sống cuộc đời là của chính mình.

Vẫn biết lắng nghe con để định hướng và theo dõi con tự hành động sẽ không đơn giản, nhưng đó là cơ hội để con được trưởng thành.

Những lời con muốn nói

Chỉ mới gần đây thôi, trong khi lựa chọn việc tự ôn chương trình lớp 9 để sang năm lên lớp 10 ở nhà hay lên trung tâm thành phố, cả cha mẹ cứ khăng khăng môn toán của con hơi yếu, nhất thiết bắt buộc con phải bắt xe buýt lên trung tâm ôn tập - cha mẹ mới vừa lòng. Nhưng con trai muốn ở nhà tự ôn thi vì không muốn mất thời gian đi về trung tâm ôn luyện.

Cha mẹ có biết rằng sự áp đặt hay mệnh lệnh của cha mẹ sẽ làm cho con ức chế và càng thụ động, chỉ biết phục tùng một cách vô điều kiện.

Nhiều lúc con lấy hết can đảm muốn nói với cha mẹ rằng: "Cha mẹ ơi! Con muốn được lên tiếng, cha mẹ hãy lắng nghe con nói, dù suy nghĩ của con có non nớt, dù cách làm của con chưa hoàn hảo. Cha mẹ hãy cho con về nhà để con tập trung ôn luyện và làm những điều mình muốn. Con thấy những ngày này với mình thật vô vị".

Đôi mắt của mẹ, giảng đường cho con Đôi mắt của mẹ, giảng đường cho con

TTO - Bà Nga sinh Tuyền năm 25 tuổi, vài tháng sau thì đôi mắt bà mờ dần rồi không nhìn thấy gì nữa. Tuyền lên lớp 7 thì ba cũng mất vì ung thư gan.

NGUYỄN VĂN CÔNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp