06/10/2016 12:19 GMT+7

Chợ Bến Thành ở đâu trong 2 cơn hủy diệt bi thảm?

CÙ MAI CÔNG
CÙ MAI CÔNG

TTO - "Bè đảng a dua, không cứ già trẻ trai gái, trong và ngoài thành (Gia Định - thành Quy) vài dặm (đều) chém ngay không xét xử (biền tru), rồi đào một hố to vất thây lấp đất (...). (Đại Nam chính biên liệt truyện).

Sau khi kinh chợ Vải bị lấp năm 1887, hàng hóa đến khu chợ Bến Thành cũ trên đường Charner (Nguyễn Huệ hiện nay) tập kết ở khu vực chợ Vải đầu đường trước đó - Ảnh tư liệu

Kỳ 1:

Kỳ 2:

Kỳ 3: 

Kỳ 4: 

Có thể đây là cuộc thảm sát mang tính hủy diệt lớn nhất trong lịch sử, sau cuộc nổi dậy của Lê Văn Khôi (con nuôi Lê Văn Duyệt) chống vua Minh Mạng.

Đến mức Trương Vĩnh Ký trong Souvenirs historiques sur Saigon et ses environs (Ký ức lịch sử về Sài Gòn và vùng phụ cận) xuất bản sau đó 60 năm phải đau đớn thốt lên bằng tiếng Latin trong bài nói toàn tiếng Pháp: "Vae victic" (Khốn cho kẻ chiến bại).

Cuộc thảm sát diễn ra năm 1835, sau cuộc vây hãm suốt 2 năm thành Gia Định (thành Quy - xây dựng năm 1790 rất kiên cố); dữ dội đến mức quân triều Nguyễn phải đào hầm hố uốn lượn theo thành (sử nhà Nguyễn ghi là "đằng xà" - để tránh đạn tên của quân nổi dậy cố thủ bắn ra) mới áp sát và hạ được thành.

Có những số liệu khác nhau về số người bị giết sau cuộc nổi dậy thất bại này. Trần Trọng Kim trong Việt Nam sử lược ghi 1.831 người, Nguyễn Phan Quang căn cứ vào những bản mật tấu nói 1.284 người, Trương Vĩnh Ký trong Ký ức lịch sử về Sài Gòn và vùng phụ cận  nói 1.137 người... 

Nhưng dù con số nào thì có lẽ những người trong và ngoài thành Gia Định (hiện nay là phạm vi bốn con đường: Lê Thánh Tôn - cổng chính thành, Tôn Đức Thắng - Đinh Tiên Hoàng, Nguyễn Đình Chiểu, Nam Kỳ Khởi Nghĩa) còn sống sau cuộc hãm thành đều đã bị giết sạch.

Những người buôn bán lẫn khách hàng thường đi chợ Bến Thành (vốn cách thành gần 2 dặm.1 dặm xưa khoảng hơn 600m) chắc chắn đã bị "hành hình tức khắc" - theo Trương Vĩnh Ký.

Ta cảm nhận phần nào thành phần tiểu thương và khách đi chợ Bến Thành xưa trong một hình vẽ: 11 người  Việt, 1 người Hoa và 2 người Ấn Độ. Người Hoa đứng vị trí giữa hình cho thấy vai trò trung tâm của họ trong buôn bán lúc ấy  - Ảnh tư liệu

Có thể nói qua cơn bão lửa binh đao này, chợ Bến Thành được Trịnh Hoài Đức mô tả trong Gia Định thành thông chí viết trước đó khoảng 20 năm đã bị xóa sạch trên bản đồ. 

Cụ thể, Gia Định thành thông chí viết: Chợ Bến Thành – Phố, chợ, nhà cửa trù mật, ở dọc theo bến sông. Chỗ đầu bến này có lệ đến đầu mùa xuân gặp ngày tế mạ có thao diễn thủy binh, nơi bến có đò ngang đón chở khách buôn ngoài biển lên bờ. Đầu phía bắc là ngòi Sa ngư, có gác cầu ván ngang qua, 2 bên nách cầu có dãy phố ngói, tụ tập trăm thức hàng hóa, dọc bến sông ghe buôn lớn nhỏ đến đậu nối liền…

Bí ẩn địa điểm ngôi chợ là ngòi Sa Ngư phía Bắc chợ

Các nhà nghiên cứu thâm sâu, am hiểu về Sài Gòn - Gia Định - Bến Nghé xưa như Trần Văn Giàu, Nguyễn Đình Đầu, Sơn Nam... đều cho rằng ngòi Sa Ngư là 1 trong 2 đường nước song song dẫn từ sông Sài Gòn hiện nay vô thành Gia Định 1790 - thời đầu thuộc Pháp là kinh Chợ Vải, sau gọi là kinh Charner; hiện nay là đường Nguyễn Huệ).

Từ đó, hầu hết các nhà nghiên cứu cho rằng chợ Bến Thành đầu  tiên nằm từ cột cờ Thủ Ngữ đến đầu đường Nguyễn Huệ hiện nay.

Tuy nhiên, cũng có ý kiến chợ Bến Thành nằm hai bên cầu Thị Nghè trên rạch Bến Nghé với lập luận ngòi Sa Ngư là rạch Văn Thánh hiện nay. 

Các vị trí có thể là khu vực Chợ Bến Thành cũ trên bản đồ Sài Gòn những năm 1790 - 1880 - Đồ họa: T.Thiên
Các vị trí có thể là khu vực Chợ Bến Thành cũ trên bản đồ Sài Gòn năm 1790 của Brun. (1): Từ cột cờ Thủ Ngữ đến đầu đương Nguyễn Huệ hiện nay; (2) Hai bên cầu Thị Nghè  - Đồ họa: T.Thiên
Các vị trí có thể là khu vực Chợ Bến Thành cũ trên bản đồ Sài Gòn của Trần Văn Học - Đồ họa: T.Thiên

Các vị trí có thể là khu vực Chợ Bến Thành cũ trên bản đồ Sài Gòn năm 1815 của Trần Văn Học. (1): Từ cột cờ Thủ Ngữ đến đầu đường Nguyễn Huệ hiện nay; (2) Hai bên cầu Thị Nghè  - Đồ họa: T.Thiên

Cả hai đều có những chứng cứ, lập luận đáng tin cậy về vị trí chợ Bến Thành ban đầu.

Nhưng dù nằm đâu, như lịch sử đã ghi nhận: chợ Bến Thành, cùng với những người buôn bán lẫn nhiều khách hàng của chợ, những người Sài Gòn buổi đầu tiên đã không còn sau cuộc thảm sát mang tính hủy diệt này - khi mà Sài Gòn buổi ấy chỉ khoảng 5-7 ngàn dân.

Chợ Bến Thành lặng lẽ hồi sinh không tên sau thảm sát

Không chỉ chợ Bến Thành, Sài Gòn và những ngôi chợ khác của mình (như chợ Vông - khu vực Lê Văn Tám hiện nay), chợ Sỏi (cuối đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa hiện nay, lúc ấy sầm uất không kém chợ Bến Thành)... vật vã tìm cách hồi sinh. 

Đó là sự thật vì chỉ 24 năm sau, trước khi Pháp tấn công thành Gia Định  năm 1859, Sài Gòn đã lên 100 ngàn dân.

Chợ Sỏi đã hiện rõ trên bản đồ của người Pháp và tiếp tục sống trong Gia Định thất thủ vịnh. Nhưng khi chợ Sỏi được ghi rõ là chợ (sau này khi chỉnh trang lại thành phố Sài Gòn, ngôi chợ nổi tiếng này đã không còn) thì Bến Thành chỉ còn tên và... mất chợ: Từ Bến Thành trải qua chợ Sỏi, loài tanh hôi lang lệ biết bao nhiêu - Nơi Chợ Lớn sắp tới Cầu Kho, quân mọi rợ lẫy lừng nên quá lắm.

Xin nói thêm: không phải do bị ép câu mà Bến Thành mất từ chợ. Cuối thế kỷ 19, khi viết giới thiệu bài Cổ Gia Định phong cảnh vịnh cuối thế kỷ 19, Trương Vĩnh Ký cũng ghi trống không: Cái điệu vịnh Gia Định không rõ là của ai làm (...) nói về địa cảnh đất Sài Gòn thuở trước Tây (Phú Lang Sa) chưa lấy, bất nội Bến Thành, Chợ Sỏi vô tới Chợ Lớn, Chợ Gạo...

Ca dao thời đó cũng vậy, như Anh ngồi quạt quán Bến Thành - Thấy em có chốn anh đành quăng om - Anh ngồi quạt quán bà Hom - Hành khách chẳng có, đá om quăng lò

Ngôi chợ xưa hẳn đã tan tành đến mức trên nền chợ chỉ còn loe ngoe vài quán xá, vắng như khu vực quán Bà Hom?

Khó nói chợ Bến Thành có thể tồn tại khi nó nằm ngay trên đường đi của các tàu chiến Pháp và thả neo trên sông Sài Gòn, tấn công thành Gia Định: Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây - một bàn cờ thế phút sa tay (...) - Bến Nghé của tiền tan bọt nước...

Thậm chí, 2 ngày sau khi thành Gia Đinh thất thủ ngày 17-2-1859, quân dân Việt đã quay lại chiến trường, dùng thuật hỏa công đốt cháy toàn bộ nhà cửa xung quanh thành cũng như những gì còn lại của ngôi chợ này.

Còn người dân, như ghi nhận của tất cả các tư liệu còn để lại: nếu trước khi Pháp tấn công thành Gia Định, số dân Sài Gòn là 100 ngàn người thì sau đó chỉ còn 10 ngàn; thậm chí theo nhà nghiên cứu Trần Hữu Quang, dẫn tư liệu của Grammont, chỉ còn không quá 2.000 người.

Một số người tập trung quanh khu chợ xưa, cạnh con kinh xưa để mua bán vải (chủ yếu của các thương nhân Ấn Độ) chứ không trăm thức hàng hóa "chất ngất trời" như trước, hình thành nên khu chợ Vải. Và con kinh xưa trở thành kinh Chợ Vải (Pháp đổi là kinh Charner, nay là đường  Nguyễn Huệ).

Khi chính quyền Pháp ở Sài Gòn dời chợ Vải vô trong kinh Charner năm 1860 để lấy chỗ cho tàu thuyền ghé đậu, .

Chợ  Vải đầu đường Nguyễn Huệ, nằm ngay bờ sông Sài Gòn hiện nay - Ảnh tư liệu

Chợ Bến Thành còn trải qua nhiều biến cố. Năm 1944, nó bị quân đồng minh ném bom gần như chỉ còn khung sườn. Năm 1950, ngôi chợ mới được tu sửa lại ít lâu lại bị phong trào sinh viên - học sinh yêu nước đốt cháy các nhà lồng.

Tiểu thương lẫn khách hàng chợ Bến Thành hiện nay mua bán bên ngoài chợ sau khi chợ bị máy bay quân đồng minh ném bom năm 1944 - Ảnh tư liệu

 

Kỳ cuối: Chợ Bến Thành xưa phân thân thành hai chợ

 

 

 

CÙ MAI CÔNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    \u0110\u1ea1i Nam ch\u00ednh bi\u00ean li\u1ec7t truy\u1ec7n)." />
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp