22/02/2016 09:56 GMT+7

Chịu thua lễ hội 
bạo lực?

NGUYÊN THANH
NGUYÊN THANH

TT - Giờ đây, nói tới lễ hội là nhiều người nghĩ tới trò buôn thần bán thánh, tranh cướp hỗn loạn, tạp nham tới mức không thể chấp nhận nổi.

Một người đàn ông vung nắm đấm vào đám đông trong khi tranh giành phết - Ảnh: Nguyễn Khánh
Một người đàn ông vung nắm đấm vào đám đông trong khi tranh giành phết - Ảnh: Nguyễn Khánh

Ở Việt Nam mỗi năm có khoảng 8.000 lễ hội, trong đó 2/3 lễ hội diễn ra trong tháng giêng. Lễ hội vốn là nét văn hóa của dân tộc nhưng những năm qua nó biến tướng một cách khủng khiếp. 

Năm nay, lễ hội tháng giêng mới vào mùa mà tiêu cực có vẻ gia tăng hơn các năm trước. Trên các phương tiện thông tin đại chúng và trên các trang mạng xã hội tràn ngập hình ảnh chen lấn, đánh nhau tưng bừng ở một số lễ hội, không chỉ , ngay cả người già ở độ tuổi “cổ lai hi” cũng trèo qua tường để đi cướp lộc.

Đó là chưa kể những chuyện được coi là “không thèm chấp” như mê tín dị đoan, buôn bán chụp giật, ăn mặc lố lăng, nói năng tục tĩu, trấn lột, xin đểu, cờ bạc, giật dọc, trộm cắp, móc túi...

Lễ hội xấu xí đang trở nên phổ biến, kéo dài năm này sang năm khác, lan rộng ra nhiều địa phương. Tuy nhiên, tình trạng này vẫn chưa được quan tâm đúng mức, ai đó có đề cập thì cũng chỉ là “nói năng vài lời phải trái”, rồi đâu lại vào đấy.

Thời gian gần đây, các nhà văn hóa, các cán bộ quản lý tỏ ra hết sức ồn ào trước các lễ hội giết trâu, giết lợn, cho đó là phản cảm, dã man, cần phải dẹp bỏ. Đáng tiếc là người ta đau đáu trước việc đâm chém con vật nhưng dường như rất ít bức xúc trước vấn nạn con người chà đạp con người trong các lễ hội.

Điều này được chứng minh bằng việc năm nay con vật đã bị thôi hành hạ trước công chúng, còn con người thì cứ bị hành hạ đủ kiểu giữa thanh thiên bạch nhật.

Lễ hội là của nhân dân, điều ấy không có nghĩa là khoán hết cho dân, phó mặc dân làm gì thì làm. Đúng là không phải chuyện nào chính quyền cũng can thiệp nhưng khi lễ hội vượt quá giới hạn thì nhất thiết các cơ quan chức năng phải vào cuộc.

Chính quyền không thể làm ngơ trước việc lễ hội cổ truyền bị biến tướng, tha hóa, đầy chất thực dụng thô thiển. Để cho lễ hội mất đi sự lành mạnh, trong sáng là do chính quyền, nhất là cấp địa phương sở tại, thiếu trách nhiệm.

Đến lúc không thể buông tay được nữa, phải chấn chỉnh lại các lễ hội, đưa lễ hội về với đúng nghĩa của nó.

Việc này không đơn giản, nhưng chúng ta có cơ chế, có pháp luật, có bộ máy tuyên truyền, có lực lượng chuyên chính, có đoàn thể, có ngàn vạn người tốt, chẳng lẽ chịu bó tay trước những lễ hội bạo lực?

 

NGUYÊN THANH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp