14/12/2022 16:32 GMT+7

Chính quyền đô thị TP.HCM: Tương lai 10 - 20 năm tới sẽ ra sao?

THÁI AN
THÁI AN

TTO - Nhiều chuyên gia cho rằng rất cần thiết có khung pháp lý về tổ chức chính quyền đô thị tại hội thảo "Pháp luật về tổ chức chính quyền đô thị TP.HCM", do Đại học Luật TP.HCM tổ chức ngày 14-12.

Chính quyền đô thị TP.HCM: Tương lai 10 - 20 năm tới sẽ ra sao? - Ảnh 1.

Tiến sĩ Nguyễn Thị Thiện Trí: 'Cần khung pháp lý cho chính quyền đô thị trong bối cảnh mới" - Ảnh: THÁI AN

Đánh giá về thực trạng chính quyền đô thị TP.HCM, tiến sĩ Nguyễn Thị Thiện Trí cho rằng việc tổ chức lãnh thổ của TP còn chưa hợp lý (việc chia tách quận phường, thành lập TP Thủ Đức còn cơ học). Bên cạnh đó, pháp luật hiện hành về tổ chức chính quyền đô thị TP.HCM còn phụ thuộc trung ương quá lớn cả về tổ chức và hoạt động...

"TP.HCM khó thể tự quyết được tương lai của chính quyền đô thị trong 10 - 20 năm tới sẽ ra sao. Đó là điểm nghẽn rất lớn hiện nay. Trung ương tháo gỡ, từng bước cho thêm cơ chế, mà càng cho thì càng thiếu vì cho cái này thì phát sinh thêm cái cần thiết khác. Cơ chế đặc thù không phải là giải pháp khoa học và bền vững, cần đổi mới căn cơ về triết lý và pháp luật về chính quyền đô thị...", tiến sĩ Thiện Trí nhận định.

Từ phân tích trên, tiến sĩ Thiện Trí đề xuất hệ thống pháp luật Việt Nam về chính quyền địa phương nói chung và chính quyền đô thị nói riêng cần tạo lập những khuôn khổ pháp lý thích hợp cho chính quyền đô thị trong bối cảnh mới.

"TP.HCM cần đổi mới về căn bản. Theo đó cần có quy hoạch đô thị TP.HCM ở vùng lõi đô thị và vùng ven dựa trên tiêu chí lãnh thổ và dân cư; dung nạp, tiếp thu chọn lọc về phân quyền nhằm tạo sự chủ động cần thiết trong tổ chức bộ máy, nhân sự, tài chính, điều hành; xây dựng mô hình quản lý thông thoáng và cơ chế quản lý linh hoạt...", tiến sĩ Thiện Trí đề xuất.

Đồng tình, tiến sĩ Diệp Văn Sơn cho rằng cần phân cấp mạnh hơn để TP.HCM nâng cao chất lượng cán bộ công chức toàn diện, đủ sức vận hành chính quyền đô thị.

Phó trưởng Ban Pháp chế HĐND TP.HCM Lê Minh Đức cũng thông tin tại hội thảo về tình hình, kết quả hoạt động của HĐND TP gắn với cơ chế đặc thù thời gian qua, đồng thời hứa tiếp thu các ý kiến đóng góp của chuyên gia cho TP.

Chính quyền đô thị TP.HCM: Tương lai 10 - 20 năm tới sẽ ra sao? - Ảnh 2.

GS.TS Trần Ngọc Đường: "Tổ chức chính quyền đô thị hiện tại chưa phù hợp trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường" - Ảnh: THÁI AN

Còn theo GS.TS Trần Ngọc Đường - nguyên phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, hiện nay tổ chức chính quyền đô thị và chính quyền nông thôn có khác nhau nhưng chưa cơ bản, chưa phù hợp với vai trò của một bộ máy nhà nước trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường. 

Bộ máy hành chính nói chung, đô thị nói riêng vẫn còn trực tiếp can thiệp vào hoạt động của thị trường, gây khó khăn cho hoạt động tự do kinh doanh của doanh nghiệp và người dân.

Từ đó, ông Đường đề xuất, tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, đổi mới thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính theo hướng không phụ thuộc vào địa giới hành chính. Khuyến khích sáp nhập và tăng quy mô các đơn vị hành chính các cấp của chính quyền đô thị ở những nơi có đủ điều kiện để nâng cao năng lực quản lý, điều hành và tăng cường các nguồn lực ở đô thị. 

Tiếp thu các đóng góp của các chuyên gia tại hội thảo, Phó hiệu trưởng Trường đại học Luật TP.HCM Bùi Xuân Hải cho hay sẽ gửi ý kiến đóng góp trên cho lãnh đạo TP, nhằm đồng hành với TP hoàn thiện cơ chế, chính sách về tổ chức và phát triển chính quyền đô thị.

Quá trình đô thị hóa ở nước ta đang diễn ra với quy mô lớn và tốc độ nhanh. Nếu như năm 1992 cả nước có 629 đô thị (mức độ đô thị hóa là 23,7%) thì tính đến tháng 12-2020 nước ta đã có 862 đô thị (mức độ đô thị hó gần 40%). Theo định hướng phát triển đô thị, đến năm 2030 cả nước có khoảng 1.000 đô thị (mức độ đô thị hóa là 50%).

TP.HCM đề xuất dự thảo nghị quyết thay thế nghị quyết 54, để thành phố phát triển hơn TP.HCM đề xuất dự thảo nghị quyết thay thế nghị quyết 54, để thành phố phát triển hơn

TTO - UBND TP.HCM vừa có tờ trình gửi Chính phủ về việc xây dựng nghị quyết về cơ chế, chính sách thí điểm tạo động lực phát triển TP.HCM, thay thế nghị quyết 54.

THÁI AN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp