08/09/2017 17:46 GMT+7

Chính phủ thấy Luật Hành chính công "chưa cần thiết"

LÊ KIÊN
LÊ KIÊN

TTO - Dự án Luật hành chính công - sáng kiến lập pháp đầu tiên của một đại biểu Quốc hội, bà Trần Thị Quốc Khánh, chưa nhận được sự đồng tình của Chính phủ.

Chính phủ thấy Luật Hành chính công chưa cần thiết - Ảnh 1.

Người dân làm thủ tục giấy tờ tại Sở Kế hoạch - đầu tư Đà Nẵng - Ảnh: PHAN THÀNH

Văn phòng Chính phủ vừa có công văn gửi Bộ Nội vụ truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ đối với dự án Luật hành chính công để Bộ Nội vụ hoàn thiện văn bản của Chính phủ góp ý dự luật này. 

Theo công văn, Chính phủ ghi nhận và đánh giá cao tâm huyết, sự nỗ lực, cố gắng, chuẩn bị nghiêm túc, công phu của đại biểu Trần Thị Quốc Khánh và ban soạn thảo trong việc đề xuất và chủ trì xây dựng dự án luật. 

Những kết quả nghiên cứu xây dựng dự án luật có giá trị sẽ được Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành có liên quan nghiên cứu, sử dụng trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật trong lĩnh vực có liên quan.

Tuy vậy, Chính phủ cho rằng dự án luật có nhiều vấn đề chưa hợp lý, rất khó có thể khắc phục, nhất là về phạm vi điều chỉnh; về đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ với hệ thống pháp luật; về đảm bảo tính minh bạch và khả thi theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. 

"Chính phủ thấy rằng việc xây dựng, ban hành luật này sẽ gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, cả về trình tự, thủ tục và nội dung; không bảo đảm tính khả thi. Do vậy, việc xây dựng, ban hành luật này là chưa cần thiết" - văn bản nêu.

Dự án Luật hành chính công là sáng kiến lập pháp của cá nhân đại biểu Trần Thị Quốc Khánh, đã được bà theo đuổi suốt hai nhiệm kỳ, thuyết phục Quốc hội quyết định đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, thành lập ban soạn thảo và cấp kinh phí soạn thảo luật.

Trao đổi với phóng viên Tuổi Trẻ, bà Khánh khẳng định sẽ vẫn kiên trì với ý tưởng và đề xuất của mình. Ban soạn thảo luật gồm nhiều chuyên gia, đại biểu Quốc hội cũng đã bỏ nhiều công sức cho dự luật này.

Ý kiến của Chính phủ là một loại quan điểm, một thủ tục trong quy trình lập pháp, còn thẩm quyền quyết định cuối cùng vẫn thuộc về Quốc hội.



LÊ KIÊN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp