Kết quả lấy ý kiến ĐBQH về thẩm quyền quyết định danh mục nguồn vốn dự phòng và đầu tư công - Ảnh: B.D.
Chính phủ sẽ quyết định nguồn dự phòng và vốn đầu tư công
Trước đó khi thảo luận về thẩm quyền quyết định sử dụng nguồn dự phòng chung và dự phòng 10% tại các bộ, ngành, địa phương…, nhiều ý kiến ĐBQH đề nghị giao Chính phủ thực hiện nhằm tháo gỡ khó khăn trong .
Tuy nhiên cũng có nhiều ý kiến đề nghị giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định danh mục đúng theo Nghị quyết 26 và Nghị quyết 71 để bảo đảm tính công khai, minh bạch và kịp thời.
Do còn ý kiến khác nhau nên Quốc hội đã cho bỏ phiếu bằng bấm nút hệ thống điện tử. Kết quả có 61,78% ý kiến ĐBQH đồng ý giao Chính phủ, 26,65% ý kiến không đồng tình.
Như vậy, đa số ĐBQH đã đồng ý để Quốc hội giao Chính phủ chịu trách nhiệm rà soát lại danh mục, thủ tục đầu tư, phương án phân bổ, giao vốn bổ sung cho các bộ, ngành, địa phương và báo cáo Quốc hội kết quả thực hiện tại kỳ họp thứ 10.
Sẽ có quy định về văn phòng kiến trúc sư
Qua thảo luận điều 33 dự thảo Luật kiến trúc, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết có một số ý kiến cho rằng mô hình đang tồn tại phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, khuyến khích sự sáng tạo của kiến trúc sư.
Vì thế cần có quy định về văn phòng kiến trúc sư trong dự thảo Luật kiến trúc nhằm cổ vũ tinh thần và động lực sáng tạo cho kiến trúc sư hành nghề.
Kết quả lấy ý kiến ĐBQH về quy định văn phòng kiến trúc trong dự thảo Luật kiến trúc - Ảnh: B.D.
Ở chiều hướng ngược lại, nhiều ý kiến lại bày tỏ không thống nhất với việc có quy định văn phòng kiến trúc sư trong dự thảo Luật kiến trúc. Lý do được chỉ ra là vì văn phòng kiến trúc chỉ là tên gọi của tổ chức hành nghề cung cấp dịch vụ kiến trúc.
Theo pháp luật hiện hành, các tổ chức cung cấp dịch vụ kiến trúc hoàn toàn có thể được thành lập, đặt tên gọi và hoạt động theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật khác có liên quan.
Ngoài ra, để quy định về mô hình dịch vụ kinh doanh mới cần có sự đánh giá toàn diện, đầy đủ tình hình thực tiễn về hoạt động và tác động chính sách khi quy định về mô hình này.
Vì còn khác nhau về ý kiến nên Quốc hội đã cho bỏ phiếu lấy ý kiến ĐBQH. Kết quả có 53,31% ý kiến tán thành và 33,68% ý kiến không tán thành.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận