Theo bà, tăng trưởng của nền kinh tế lớn nhất châu Âu này trong năm 2018 có thể đạt 1,9%, tăng 0,3% so với dự báo trước đó.
Tuy nhiên, tiêu dùng nội địa có thể chậm lại trong năm 2018 và 2019, điều này có nghĩa xuất khẩu có thể lại nắm giữ vai trò chủ đạo trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khi nhu cầu về các sản phẩm "Sản xuất tại Đức" gia tăng.
Trong một thông báo, Bộ Kinh tế Đức nhấn mạnh việc đưa ra dự báo "sáng sủa hơn" đối với kinh tế Đức dựa trên "sự phục hồi trên diện rộng với một nền tảng vững chắc của nền kinh tế nội địa".
Bên cạnh đó, sức tăng trưởng nhanh hơn của nền kinh tế thế giới và thương mại quốc tế cũng đã thúc đẩy đà tăng trưởng của nền kinh tế vốn dựa chủ yếu vào xuất khẩu này.
Giới chuyên gia kinh tế của Chính phủ Đức cho rằng nền kinh tế nước này hiện chỉ có ít "điểm yếu" khi các doanh nghiệp đang tăng công suất, tỷ lệ thất nghiệp duy trì ở mức thấp kỷ lục và lạm phát ổn định.
Dự báo tăng trưởng lần này của Berlin giống với nhận định của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) về việc kinh tế Đức có thể tăng trưởng 2,0% trong năm 2017.
IMF hối thúc Đức đầu tư và đẩy mạnh chi tiêu trong nước nhằm thúc đẩy các nền kinh tế lân cận trong Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).
Thống kê cho thấy tăng trưởng kinh tế Đức trong năm 2016 đạt 1,9%, vượt xa mức dự báo 1,5% trước đó của các chuyên gia do nhu cầu nội địa gia tăng.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận