18/12/2023 15:28 GMT+7

Chính phủ Anh nâng quy định xin visa lao động, du học sinh lo lắng

Vương quốc Anh tăng điều kiện tiền lương mà du học sinh tốt nghiệp phải kiếm được để xin visa lao động tay nghề cao từ 26.200 bảng lên 38.000 bảng/năm. Quy định này khiến du học sinh lo lắng.

Du học sinh tại Anh - Ảnh: UK NEWS

Du học sinh tại Anh - Ảnh: UK NEWS

Tăng điều kiện về tiền lương 

Từ năm 2021, du học sinh hoàn thành chương trình cử nhân các đại học tại Vương quốc Anh được cấp visa tốt nghiệp, cho phép ở lại tìm việc trong 2 năm mà không yêu cầu bảo lãnh của nhà tuyển dụng.

Sau 2 năm này, nếu du học sinh tốt nghiệp được công ty bảo lãnh, đồng thời đạt chuẩn về thu nhập, có thể nộp đơn xin visa lao động tay nghề cao để tiếp tục ở lại Vương quốc Anh làm việc.

Theo trang PIE News, visa lao động tay nghề cao thường là đích đến của nhiều sinh viên quốc tế khi chọn điểm đến du học, để có thể ở lại làm việc lâu dài. Không ít sinh viên sau khi có visa tốt nghiệp cũng tính đến visa lao động tay nghề cao, hơn là về nước sau 2 năm làm việc.

Tuy nhiên, con đường có được visa lao động tay nghề cao với sinh viên quốc tế sẽ chông gai hơn. Mới đây, Vương quốc Anh quyết định tăng điều kiện tiền lương mà một lao động nước ngoài phải kiếm được để xin visa lao động tay nghề cao.

Cụ thể, số tiền tăng từ 26.200 bảng/năm lên 38.000 bảng/năm. Thay đổi sẽ có hiệu lực từ mùa xuân 2024.

Theo nghiên cứu từ Cơ quan Thống kê giáo dục đại học (Anh) trong năm học 2020 - 2021, thường thì sau 15 tháng kể từ khi tốt nghiệp, du học sinh ở Anh kiếm được thu nhập từ 24.000 - 26.999 bảng/năm.

Những bạn trẻ này chưa đủ điều kiện về thu nhập (38.000 bảng/năm) để xin visa lao động tay nghề cao. Đồng nghĩa khi hết thời hạn 2 năm visa tốt nghiệp, các bạn buộc phải rời nước Anh.

Du học sinh lo lắng 

Bà Tripti Maheshwari - đồng sáng lập của Student Circus, một tổ chức hỗ trợ sinh viên quốc tế tìm việc làm tại Vương quốc Anh - cho biết thời gian qua đã nhận thư từ hàng trăm sinh viên đang lo lắng trước những ảnh hưởng của các quy tắc mới lên lộ trình nghề nghiệp.

Bộ Nội vụ Anh thống kê tính đến tháng 9-2023, 100.000 sinh viên quốc tế đã được cấp visa tốt nghiệp. 

Theo bà Tripti Maheshwari, phần nhiều sinh viên quốc tế chọn học ở Anh đều có kỳ vọng một ngày sẽ chuyển đổi visa tốt nghiệp sang visa lao động tay nghề cao, rồi sẽ được định cư lâu dài.

Một lo ngại khác là chính sách có thể gây thêm khó khăn cho sinh viên quốc tế tìm việc với visa tốt nghiệp.

Bà Sanam Arora - chủ tịch của Liên đoàn Sinh viên và cựu sinh viên Ấn Độ tại Vương quốc Anh - cho biết nhiều công ty của Anh hiện khá e ngại khi tiếp nhận sinh viên quốc tế. 

"Đúng lúc cần nhiều nỗ lực hơn nữa để thay đổi nhận thức các công ty ở Anh với việc tuyển sinh viên quốc tế, thì chúng ta đang làm mọi chuyện trở nên khó khăn hơn", bà Sanam Arora nói.

'Siết" lượng người nhập cư

Đây không phải là thay đổi đầu tiên của Vương quốc Anh trong năm 2023 về các chính sách visa liên quan đến du học sinh.

Tháng 5-2023, Vương quốc Anh thông báo chỉ những du học sinh theo các chương trình nghiên cứu như thạc sĩ, tiến sĩ mới được mang theo người thân, thay vì tất cả đều được như trước đây.

Trước đó trong năm 2022, nước này đã cấp gần 500.000 visa sinh viên cùng với 136.000 visa cho thân nhân, tăng gấp 8 lần so với năm 2019.

Theo các chuyên gia, mục đích cuối cùng của những thay đổi này nhằm "siết" lại lượng người nhập cư đến Anh. Thống kê cho thấy số người di cư ở Anh tăng từ hơn 500.000 từ tháng 6-2022 lên hơn 700.000 vào cuối năm 2022.

Việt Nam nằm trong top 5 quốc gia có du học sinh nhiều nhất ở MỹViệt Nam nằm trong top 5 quốc gia có du học sinh nhiều nhất ở Mỹ

Năm học 2022-2023 có 21.900 sinh viên Việt Nam đến Mỹ du học, tăng 5,7% so với năm học trước. Top 5 quốc gia có du học sinh đến Mỹ học nhiều nhất lần lượt là Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Canada và Việt Nam.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp