21/12/2020 13:09 GMT+7

Chính khách Mỹ bị chỉ trích vì nói vợ Mark Zuckerberg là 'người Trung Quốc'

BÌNH AN
BÌNH AN

TTO - Chính khách Mỹ Kimberly Klacik bị chỉ trích "phân biệt chủng tộc" sau khi lên mạng xã hội chỉ ra "sự thật" vợ của ông chủ Facebook Mark Zuckerberg và vợ của thượng nghị sĩ Mỹ Mitch McConnell đều là "người Trung Quốc".

Chính khách Mỹ bị chỉ trích vì nói vợ Mark Zuckerberg là người Trung Quốc - Ảnh 1.

Hai trong số các tweet của nữ chính khách Mỹ Kimberly Klacik, nói vợ của Mark Zuckerberg và Mitch McConnell đều là "người Trung Quốc" - Ảnh chụp màn hình

"Vợ của Mark Zuckerberg là người Trung Quốc. Tôi chỉ đăng sự thật", nữ chính khách Mỹ Kimberly Klacik (38 tuổi) viết trên tài khoản Twitter có dấu tích xanh của mình hôm 20-12 và nhận hơn 47.000 lượt thích cùng hàng ngàn bình luận.

Sau đó, trong nhiều tweet (dòng trạng thái) khác, bà Kimberly Klacik chỉ ra "vợ của Mitch McConnell là người Trung Quốc", "bạn gái cũ của Eric Swalwell là người Trung Quốc", "COVID-19 đến từ Trung Quốc". Đi kèm những tweet này luôn có câu: "Tôi chỉ đăng sự thật".

Ông Mark Zuckerberg là người đồng sáng lập kiêm giám đốc điều hành Facebook. Ông Mitch McConnell là thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa, lãnh đạo phe đa số (Cộng hòa) tại Thượng viện Mỹ và là thành viên quyền lực nhất của Đảng Cộng hòa công khai thừa nhận ông Biden chiến thắng gần đây. Còn Eric Swalwell là dân biểu Đảng Dân chủ.

Những bài đăng của bà Kimberly Klacik trên Twitter ngày 20-12 đã hứng nhiều chỉ trích. Ông George Takei, diễn viên kiêm nhà hoạt động người Mỹ, cho rằng bà Kimberly Klacik "phân biệt chủng tộc". Một người khác bình luận trên Twitter: "Không phải mọi người gốc Hoa đều liên quan tới Bắc Kinh".

Nhiều người còn chỉ ra rằng bà Elaine Chao (vợ của thượng nghị sĩ McConnell) thật ra đến từ Đài Loan, còn bà Priscilla Chan (vợ của ông Zuckerberg) sinh ra ở Mỹ.

Chính khách Mỹ bị chỉ trích vì nói vợ Mark Zuckerberg là người Trung Quốc - Ảnh 2.

Bà Kimberly Klacik, ứng viên Đảng Cộng hòa cho khu vực Quốc hội số 7 của bang Maryland, gặp người dân thành phố Baltimore hôm 3-11 - Ảnh: Getty Images

Hiện câu "tôi chỉ đăng sự thật" của bà Kimberly Klacik đang gây nhiều sự chú ý trên mạng xã hội khi được người dùng Twitter đăng kèm nó trong các bình luận chỉ trích bà.

Tuy nhiên, chưa dừng lại ở đó, nhiều giờ sau chính khách Kimberly Klacik tiếp tục đăng lên Twitter: "Chỉ ra ai đó là người Trung Quốc không phải là người phân biệt chủng tộc. Ví dụ ai đó chỉ ra tôi da màu không phải là người phân biệt chủng tộc. Nếu bạn tin như vậy, xin tra từ điển".

Bà Kimberly Klacik là ứng viên Đảng Cộng hòa cho Khu vực Quốc hội số 7 của bang Maryland nhưng vừa qua đã thất bại trước ứng viên Đảng Dân chủ Kweisi Mfume. Ngày 20-12, bà tuyên bố năm 2022 sẽ lại ra tranh cử để giành một ghế tại Quốc hội Mỹ.

Ông Trump bác tin đồn dùng thiết quân luật ép bầu lại tổng thống Ông Trump bác tin đồn dùng thiết quân luật ép bầu lại tổng thống

TTO - Báo New York Times cho rằng Tổng thống Donald Trump đang xem xét sử dụng thiết quân luật để thay đổi kết quả bầu cử tổng thống Mỹ. Tuy nhiên, ông Trump tuyên bố thông tin như vậy là "tin giả".

BÌNH AN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp