Loài chim cánh cụt ngày nay bị lùn hơn so với loài chim cánh cụt thời tiền sử - Ảnh: Guardian |
Chim cánh cụt cổ đại này có tên khoa học là Palaeeudyptes klekowskii, hay còn gọi là “chim cánh cụt khổng lồ”. Hóa thạch tìm thấy bao gồm xương mắt cá chân nối liền bàn chân được ghi nhận dài nhất từ trước đến nay và một phần xương cánh. Từ mẫu hoá thạch, các nhà nghiên cứu ước tính loài chim cánh cụt này cao khoảng 2m khi đứng thẳng tính từ chân đến đầu mỏ chim, và có trọng lượng lên đến 115kg. Vì loài chim cánh cụt thường khòm lưng khi di chuyển nên khi đứng bình thường nó sẽ cao khoảng 1,6m.
So với loài chim cánh cụt hoàng đế, giữ kỷ lục cao nhất hiện nay với chiều cao 1,1m khi đứng thẳng và nặng nhất khoảng chừng 50kg. Ngoài ra, loài chim cánh cụt cổ này có thể lặn dưới nước trong thời gian 40 phút để săn mồi.
Đây cũng là hóa thạch chim cánh cụt hoàn chỉnh nhất từ trước đến nay được tìm thấy tại khu vực La Meseta, thuộc đảo Seymour, một phần của bán đảo Nam cực. Trong thời tiền sử khu vực này ấm, là nơi sinh sống của 10 - 14 loài chim cánh cụt khác nhau.
P.klekowskii không phải là chim cánh cụt khổng lồ duy nhất được phát hiện vào thời tiền sử. Vào năm 2007, một loài chim cánh cụt khác, được gọi là Icadyptes salasi, đã được tìm thấy ở Peru, sống cách đây 36 triệu năm trước. Nó có chiều cao khoảng 1,5m.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận