27/03/2013 06:57 GMT+7

Chiêu hiền không chỉ bằng vật chất

PGS.TS HOÀNG BÁ THỊNH (Trường đại học KHXH&NV Hà Nội)
PGS.TS HOÀNG BÁ THỊNH (Trường đại học KHXH&NV Hà Nội)

TT - Mấy ngày qua, báo Tuổi Trẻ liên tiếp đưa tin về một số địa phương có chính sách đãi ngộ cao đối với các nhà khoa học, như: giáo sư về Bạc Liêu công tác được hỗ trợ 500 triệu đồng (Tuổi Trẻ ngày 24-3), giáo sư đến Quảng Ngãi làm việc được nhận 350 triệu đồng (Tuổi Trẻ ngày 22-3). Số tiền hỗ trợ này bằng 3-4 năm tiền lương của giáo sư hiện nay.

Đáng chú ý là với tỉnh Quảng Ngãi, ngoài việc hỗ trợ tiền, “nhân lực trí thức sẽ có đất ở theo hạn mức tỉnh quy định; được bố trí, sử dụng theo đúng ngành nghề đào tạo; được hỗ trợ tiền thuê nhà ở khi chưa có nhà ở trong năm năm”. Bên cạnh đó, những người tốt nghiệp đại học hệ chính quy đạt loại giỏi trở lên nằm trong danh mục ngành nghề tỉnh đang cần sẽ được hỗ trợ 100 triệu đồng/người. Tỉnh ưu tiên bố trí 150 tỉ đồng để thực hiện chính sách thu hút, khuyến khích nguồn nhân lực chất lượng cao...

"Cần tránh hiện tượng sau khi đã mời gọi trí thức trở về quê hương nhưng điều kiện và cơ chế làm việc không cho phép họ phát huy năng lực, nhà khoa học trở thành công chức “sáng vác ô đi tối vác về”. Mời gọi như vậy chẳng những lãng phí nguồn nhân lực chất lượng cao, mà còn “thương nhau như thế bằng mười phụ nhau”!"

PGS.TS HOÀNG BÁ THỊNH

Đây là tín hiệu vui cho thấy sự quan tâm của lãnh đạo hai tỉnh trên đối với nguồn nhân lực chất lượng cao. Tôi tin rằng với chính sách “trọng kẻ hiền tài trong xã hội” như vậy, không chỉ có nhiều cán bộ trẻ có năng lực sẽ tình nguyện trở về chung tay xây dựng quê hương yêu dấu của họ, mà còn có thể thu hút nhà khoa học từ các địa phương khác về làm việc.

Tuy nhiên, với những nhà khoa học, những trí thức thì sự đãi ngộ về vật chất là điều đáng quý, giúp họ ổn định đời sống gia đình, đỡ phải phân tâm về chuyện miếng cơm manh áo đời thường, tập trung trí tuệ cho công việc chuyên môn. Song, yếu tố vật chất chỉ là điều kiện cần thiết chứ không phải là yếu tố quyết định thu hút và giữ chân nhà khoa học ở lại làm việc lâu dài.

Còn nhớ khoảng mươi năm về trước một số địa phương cũng có chính sách trải thảm đỏ mời gọi trí thức về công tác, nhưng rồi “làn sóng trải thảm đỏ lần thứ nhất” này không được kết quả như mong đợi. Ngay như thủ đô Hà Nội, nhiều năm qua có chính sách tuyển thủ khoa vào làm việc ở các cơ quan nhà nước, nhưng cũng hiếm thủ khoa chịu “đầu quân” về làm việc cho Hà Nội. Một trong những nguyên nhân quan trọng của việc chưa thu hút được nguồn nhân lực cao này là môi trường và cơ chế làm việc không cho phép trí thức có cơ hội phát triển năng lực.

Mặt khác, các địa phương có chính sách “chiêu hiền, đãi sĩ” cũng nên cân nhắc việc tuyển dụng nhân lực chất lượng cao sao cho phù hợp với yêu cầu công việc của địa phương, không nên chạy theo chức danh học hàm, học vị. Chẳng hạn, với người có học hàm giáo sư, phó giáo sư hay học vị tiến sĩ, tiến sĩ khoa học chỉ thích hợp và phát huy năng lực khi làm việc ở môi trường nghiên cứu và giảng dạy (viện nghiên cứu, trường đại học, các bệnh viện lớn) và sẽ lãng phí nếu tuyển họ về chỉ để làm sang, trang trí.

PGS.TS HOÀNG BÁ THỊNH (Trường đại học KHXH&NV Hà Nội)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp