Nhiều máy bay cất hạ cánh tại sân bay Nội Bài - Hà Nội bị đe dọa an toàn bay bởi bị chiếu đèn laze - Ảnh: Hữu Khoa |
Đèn chiếu laser cần bị xem như một vũ khí tấn côngHành vi này vi phạm các quy định của quốc tế và Việt Nam về bảo đảm an ninh, an toàn hàng không dân dụng.
Hành vi này rất nguy hiểm cho xã hội, có dấu hiệu của tội “cản trở giao thông đường không”, theo điều 278 Bộ luật hình sự (BLHS) năm 2015.
Đáng chú ý, ở BLHS năm 1999, tội “cản trở giao thông đường không” (điều 217) phải có yếu tố gây ra hậu quả thực tế, tức là đã gây ra “thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác” mới đủ yếu tố cấu thành tội phạm.
Trong khi đó ở BLHS năm 2015 (sẽ có hiệu lực từ ngày 1-7-2016), tại khoản 5 điều 278 quy định:
“Phạm tội có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản của người khác, nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10 triệu đến 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm”.
Đèn chiếu laser cần bị xem như một vũ khí tấn công Tại Mỹ, theo thống kê của Cơ quan Hàng không dân dụng liên bang Mỹ, trong thời gian từ năm 2009 - 2015 đã có 21.414 vụ chiếu đèn laser vào máy bay. Với Canada, trang web của Bộ Giao thông nước này cho biết trong năm 2015 đã ghi nhận gần 663 vụ việc mất an toàn bay liên quan tới đèn chiếu laser. Bộ trưởng Giao thông Canada Marc Garneau cho rằng việc chiếu đèn laser vào máy bay không chỉ là một hành vi liều lĩnh có thể đẩy người khác vào nguy hiểm không đáng có. “Tôi muốn mọi người hiểu rằng sẽ có những hậu quả nghiêm trọng, trong đó có khoản tiền phạt 100.000 USD và án tù tới 5 năm. Bộ Giao thông Canada và các cơ quan hành pháp trên toàn quốc sẽ hợp tác hành động để đảm bảo những kẻ phạm pháp sẽ phải đối mặt với mức phạt triệt để nhất của luật pháp”. Tại vương quốc Anh, theo Cơ quan Hàng không dân dụng nước này, từ năm 2009 - 2015 đã xảy ra gần 9.000 vụ chiếu đèn laser vào máy bay. Đầu năm nay, Hiệp hội Phi công hàng không Anh nêu quan điểm cho rằng các loại đèn chiếu tia laser cần được xem như một loại vũ khí tấn công và nên siết lại luật quy định sử dụng thiết bị này trong lĩnh vực an toàn bay. Chưa xử lý được đối tượng chiếu đèn laser lên máy bay Trao đổi với Tuổi Trẻ ngày 23-6, ông Đinh Việt Sơn - phó cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam - cho biết các vụ chiếu đèn laser lên máy bay ở Nội Bài đều do phi công báo cáo. Căn cứ vào vị trí máy bay và hướng chiếu đèn, cơ quan chức năng xác định được khoảng vị trí nhưng chưa bắt được quả tang nên chưa xử lý được trường hợp nào. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận