26/02/2020 16:21 GMT+7

Chiến lược của Masan là gì sau những thương vụ M&A liên tiếp?

M.T
M.T

Cuối năm 2019, hai tập đoàn tư nhân lớn Việt Nam là Masan Group và Vingroup chính thức công bố VinCommerce (sở hữu hệ thống bán lẻ VinMart và VinMart+), VinEco và Masan Consumer Holding sẽ sáp nhập.

Việc này nhằm thành lập một công ty Hàng tiêu dùng - Bán lẻ lớn nhất tại Việt Nam. Masan là cổ đông đa số (nắm giữ 70% cổ phần) và nắm quyền kiểm soát hoạt động của công ty mới. Công ty này sẽ nắm giữ 85,7% cổ phần Masan Consumer Holdings and 83,7% cổ phần VinCommerce. Sau sáp nhập, Chủ tịch HĐQT Masan Group Nguyễn Đăng Quang sẽ trực tiếp đảm nhận vị trí Chủ tịch HĐQT của Công ty VCM và VinCommerce.

Sức mạnh hiệp lực

Cú bắt tay của hai ông lớn trong lĩnh vực sản xuất tiêu dùng và lĩnh vực kinh tế tư nhân đã tạo ra sức mạnh hiệp lực đáng kể và nâng cao vị thế của doanh nghiệp nội. Công ty mới sẽ sở hữu mạng lưới hơn 3.000 siêu thị và cửa hàng VinMart & VinMart+ tại 50 tỉnh thành với hàng triệu khách hàng; hệ thống 18 nông trường công nghệ cao VinEco và tích hợp với hệ thống phân phối sẵn có của Masan gồm hơn 300.000 điểm bán hàng truyền thống. Ngoài việc VinCommerce đang là nền tảng bán lẻ lớn nhất về số lượng điểm bán và chiếm 25% thị phần kênh bán lẻ hiện đại, đây còn là nhà bán lẻ tiên phong trong chiến lược đa kênh với khả năng tiếp cận 8,7 triệu khách hàng thông qua ứng dụng VinID.

Chiến lược của Masan là gì sau những thương vụ M&A liên tiếp? - Ảnh 1.

Rau củ quả tươi sống là những mặt hàng được ưa chuộng tại VinMart.

Bên cạnh sở hữu hệ thống phân phối "khủng", tập đoàn mới còn kế thừa 20 năm kinh nghiệm sản xuất hàng tiêu dùng và khả năng xây dựng thương hiệu cực tốt của Masan. Là một doanh nghiệp F&B lớn nhất Việt Nam, Masan Consumer hiện nay đang dẫn đầu trong các ngành hàng gia vị, thực phẩm tiện lợi và đồ uống với các thương hiệu vô cùng thành công như Chin-su, Nam Ngư, Tam Thái Tử, Omachi, Kokomi, Vinacafe…

Tiềm lực tăng trưởng

Với thương vụ VinCommerce sáp nhập với Masan Consumer (MCH), các sản phẩm của Masan có lợi thế rất lớn tại các kênh thương mại hiện đại (MT). Hiện nay, việc đưa sản phẩm vào kênh MT đối với các sản phẩm tiêu dùng ngày càng khó khăn do tính cạnh tranh cao và chuỗi MT hợp nhất nên "quyền lực" trong đàm phán của nhà bán lẻ ngày càng lớn.

Đơn cử, thịt mát MEATDeli được Masan ra mắt tại Hà Nội sau hơn 1 năm và tại TP. Hồ Chí Minh sau hơn 5 tháng sẽ có cơ hội chưa từng có để xác lập vị thế thống trị tại hệ thống siêu thị VinMart và VinMart+, chuỗi MT lớn nhất toàn quốc. Thay vì mất vài năm để xây dựng hệ thống phân phối, chỉ sau thương vụ sáp nhập với VinCommerce, số điểm bán sản phẩm này đã tăng thêm gần 3.000 điểm, đạt mục tiêu số điểm bán dự kiến của năm 2021. Rút ngắn thời gian 2 năm để phát triển điểm bán, MEATDeli đã có lợi thế dẫn đầu thị trường so với các đối thủ cùng ngành.

Vũ khí đặc biệt của ông Nguyễn Đăng Quang chính là công nghệ chế biến thịt sạch theo tiêu chuẩn châu Âu duy nhất tại Việt Nam cho tới thời điểm hiện tại. Masan nắm trong tay chuỗi giá trị hoàn chỉnh theo mô hình 3F (từ trang trại đến bàn ăn), Tổ hợp chế biến thịt mát hiện đại nhất đạt chuẩn Châu Âu tại Hà Nam và trong năm 2020 sẽ đưa Tổ hợp chế biến thịt mát thứ hai đi vào hoạt động tại Long An. Hiện chưa có đối thủ nào tại Việt Nam triển khai được và sẽ mất tối thiểu 2 năm nếu khởi động xây dựng một công nghệ tương tự. MEATDeli - sản phẩm chủ lực của doanh nghiệp này đã đạt doanh thu 100 tỷ đồng/tháng vào tháng 12/2019, tương đương với 60% doanh thu thịt tươi của Vissan sau 1 năm kể từ khi thương hiệu thịt mát này ra mắt thị trường.

Chiến lược của Masan là gì sau những thương vụ M&A liên tiếp? - Ảnh 2.

Dây chuyền chế biến hiện đại tại Tổ hợp chế biến thịt MEAT Hà Nam.

Sau 1 năm, Masan MEATLife đã xây dựng hơn 700 điểm bán hàng tại Hà Nội và Hồ Chí Minh, vượt chỉ tiêu đề ra (600 điểm) và trở thành hệ thống phân phối có bảo quản lạnh lớn thứ 3 toàn quốc, chỉ sau VinMart+ và Bách Hóa Xanh. Ở chiều ngược lại, đối với hệ thống bán lẻ VinCommerce, sự vượt trội ở danh mục tươi sống với những sản phẩm như thịt mát MEATDeli, rau củ sạch từ VinEco là động lực thu hút khách hàng và gia tăng sự hiện diện của kênh bán lẻ hiện đại trong tương lai.

Chiến lược của Masan là gì sau những thương vụ M&A liên tiếp? - Ảnh 3.

Thịt mát được người tiêu dùng lựa chọn vì tươi ngon và đảm bảo vệ sinh.

Tận dụng sự thuận lợi hiếm có, Masan cũng đã bắt đầu phát triển thêm khá nhiều sản phẩm, từ sản phẩm thịt chế biến mang hương vị Việt: giò lụa (sản phẩm thanh trùng) và thịt kho trứng (sản phẩm tiệt trùng). So với tháng 12/2019, doanh thu giò lụa vào tháng 1-2020 tăng gấp 4 lần. Trong năm 2020, MML sẽ giới thiệu bộ sản phẩm thịt chế biến thanh trùng và tiệt trùng, xúc xích, thịt viên, các sản phẩm mang hương vị Việt, phát triển bộ sản phẩm tẩm ướp và ăn sẵn (RTE) nhằm tạo ra trải nghiệm sản phẩm trọn vẹn cho người tiêu dùng.

Với việc sáp nhập hơn 3.000 điểm bán lẻ từ VinCommerce, doanh thu năm 2020 của MEATDeli được kỳ vọng sẽ tăng trưởng gấp 3 lần so với mức doanh thu thuần tháng 12/2019, ước tính từ 3.500 – 4.500 tỷ đồng.

M.T
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp