27/03/2024 13:12 GMT+7

Chiến thắng Điện Biên Phủ thể hiện đặc sắc ‘nghệ thuật quân sự Việt Nam’

Sáng 27-3, tại Hà Nội diễn ra hội thảo khoa học với chủ đề 'Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại'.

Các đại biểu xem tư liệu lịch sử tại hội thảo khoa học với chủ đề 'Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại' - Ảnh: HÀ THANH

Các đại biểu xem tư liệu lịch sử tại hội thảo khoa học với chủ đề 'Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại' - Ảnh: HÀ THANH

Hội thảo khoa học với chủ đề 'Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại' nằm trong chuỗi hoạt động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, do Học viện Chính trị, báo Quân Đội Nhân Dân, Viện Lịch sử Đảng phối hợp tổ chức.

Chiến dịch Điện Biên Phủ và 56 ngày đêm chiến đấu kiên cường

Cách đây 70 năm, ngày 13-3-1954, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tổng Quân ủy, Bộ Tư lệnh chiến dịch cùng các lực lượng vũ trang cách mạng đã nổ súng, mở đầu chiến dịch Điện Biên Phủ.

Trải qua 56 ngày đêm chiến đấu kiên cường gian khổ, chiến dịch đã kết thúc toàn thắng.

Chiến công vô cùng oanh liệt "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu" của chiến dịch đã góp phần quyết định kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược.

Chiến thắng này cũng mở đầu cho sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ, đánh dấu bước phát triển mới của cách mạng giải phóng dân tộc trên thế giới, vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.

Trung tướng Nguyễn Văn Bạo - giám đốc Học viện Chính trị - cho biết hội thảo là dịp để ôn lại truyền thống cách mạng vẻ vang của dân tộc.

Góp phần giáo dục thế hệ trẻ ghi nhớ công lao và những cống hiến, hy sinh to lớn của đồng bào, cán bộ, chiến sĩ đã không tiếc máu xương và tuổi trẻ làm nên chiến thắng vĩ đại, mang lại nền độc lập, tự do cho Tổ quốc.

Tại hội thảo, các tham luận đều khẳng định vai trò to lớn, tài thao lược của Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tổng Quân ủy trong chiến dịch Điện Biên Phủ.

Đồng thời đi sâu phân tích và khẳng định chiến thắng Điện Biên Phủ là đỉnh cao của nghệ thuật quân sự Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp, thể hiện trên cả ba lĩnh vực: chỉ đạo chiến lược, nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật.

Trong đó, nổi bật là sự chủ động, sáng tạo, đánh theo cách đánh mà ta lựa chọn, buộc quân địch phải bị động đối phó, hạn chế chỗ mạnh của chúng về quân số, hỏa lực mạnh, sức cơ động cao.

Nét đặc sắc về nghệ thuật quân sự Việt Nam

Thiếu tướng Trần Minh Tuấn - phó viện trưởng Viện Chiến lược quốc phòng - nhận định chiến thắng vang dội của chiến dịch đã thể hiện rõ nét những yếu tố đặc sắc về nghệ thuật quân sự Việt Nam.

Về nghệ thuật chỉ đạo và tiến hành chiến tranh nhân dân, Đảng ta xác định là cuộc kháng chiến: toàn dân, toàn diện, lâu dài, tự lực cánh sinh.

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, đã có hàng vạn dân công tham gia tải thương, vận chuyển lương thực, thực phẩm, vũ khí, trang bị vào phục vụ chiến trường.

Họ cũng chính là lực lượng xẻ núi, bạt đèo cho bộ đội ta kéo pháo vào trận địa, đóng góp nhiều nhất sức người, sức của để làm cách mạng.

Về nghệ thuật lãnh đạo, chỉ huy chiến dịch, việc thay đổi phương châm tác chiến là nét đặc sắc, sáng tạo nhất và quyết định trực tiếp đến thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ.

"Từ nghiên cứu, đánh giá tình hình thực tế và so sánh tương quan lực lượng trên chiến trường, Bộ Chỉ huy chiến dịch đã cân nhắc và rất khó khăn mới đưa ra quyết định chuyển từ phương châm "đánh nhanh, giải quyết nhanh" sang "đánh chắc, tiến chắc" - Thiếu tướng Tuấn cho biết.

Đại tá Nguyễn Văn Trường - chủ nhiệm khoa lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Học viện Chính trị - nhắc lại vào ngày 6-12-1953, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thông qua phương án tác chiến mùa xuân năm 1954 của Tổng Quân ủy, quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ.

Với quyết định này, Điện Biên Phủ đã chính thức trở thành trận quyết chiến chiến lược giữa ta và thực dân Pháp.

"Quyết định này đã mở đường cho thắng lợi Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu" - ông nói.

Thiếu tướng Bùi Đức Hiền, phó tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân, chia sẻ thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ là kết quả của nhiều yếu tố.

Trong đó có hoạt động khống chế đường không, bao vây trên không, cắt đứt cầu hàng không, chặn đường tiếp vận của địch cho tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

"Bộ đội ta đã triệt tiêu hoàn toàn khả năng tiếp vận bằng đường không của địch, cô lập địch, từ đó nhanh chóng tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, giành thắng lợi hoàn toàn" - ông nói.

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, lực lượng phòng không đã cùng pháo binh, bộ binh và các lực lượng khác bắn rơi 62 máy bay các loại của địch. Riêng Trung đoàn Pháo cao xạ 367 đã bắn rơi 52 máy bay địch và bắn bị thương hàng trăm chiếc khác, hoàn thành tốt các nhiệm vụ.

Hành trình Hành trình 'Sinh viên với khát vọng non sông' về Điện Biên Phủ

200 đại biểu sẽ tham gia hành trình 'Sinh viên với khát vọng non sông' về với địa chỉ đỏ Điện Biên Phủ, hướng đến kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp