07/09/2021 19:45 GMT+7

Chiếm 60% chung cư cũ cả nước, hàng chục năm Hà Nội chỉ cải tạo được 1,2%

QUANG THẾ
QUANG THẾ

TTO - ‘Khoảng 30 năm nay, Hà Nội đã đặt vấn đề cải tạo chung cư cũ với rất nhiều cuộc họp, giải pháp cấp thiết được đưa ra, nhưng chúng ta mới chỉ cải tạo được rất ít’, KTS Đào Ngọc Nghiêm nêu.

Chiếm 60% chung cư cũ cả nước, hàng chục năm Hà Nội chỉ cải tạo được 1,2% - Ảnh 1.

Chung cư cũ xuống cấp nghiêm trọng trên địa bàn quận Đống Đa - Ảnh: QUANG THẾ

KTS Đào Ngọc Nghiêm - phó chủ tịch Hội Quy hoạch và phát triển đô thị - cho biết như vậy tại hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn TP Hà Nội, do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hà Nội tổ chức ngày 7-9. 

Ông Nghiêm nhận định, việc cải tạo chung cư cũ hay xây mới ngoài thực hiện theo sát Luật đất đai, cần áp dụng triệt để Luật thủ đô. Cơ sở pháp lý, cơ sở khoa học trong đề án nên bổ sung thêm kinh nghiệm học hỏi của các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản…

"Các nước có đề án xã hội hóa cải tạo chung cư cũ rất hay, được 100% nhân dân ủng hộ. Từ mô hình này, chúng ta có thể học hỏi cách làm, các bước thực hiện, cơ sở pháp lý cũng như tác động để nâng cao nhận thức người dân" - ông Nghiêm nói.

Theo ông, việc cải tạo lại chung cư cũ hay xây mới sẽ góp phần bảo tồn di sản, tạo ra bộ mặt mới xứng tầm giá trị thủ đô.

Ở góc độ khác, chủ tịch Hội Nữ trí thức Hà Nội Bùi Thị An cho biết, việc xây mới và sửa chữa các chung cư cũ có làm được hay không hoàn toàn phụ thuộc vào người đứng đầu TP. Hệ thống các nhà chung cư của Hà Nội đã xây dựng được 60 năm, còn mới nhất cũng đã ngót 30 năm. Nhiều khu nhà đã quá cũ, nhếch nhác, rất mất an toàn.

"Việc cải tạo chung cư cũ nếu hài hòa lợi ích giữa các bên sẽ tạo ra sự đồng thuận thực chất và bộ mặt đô thị mới cũng sẽ tốt lên" - bà An nói.

Chiếm 60% chung cư cũ cả nước, hàng chục năm Hà Nội chỉ cải tạo được 1,2% - Ảnh 2.

Chung cư cũ đang xuống cấp nghiêm trọng ở quận Ba Đình - Ảnh: QUANG THẾ

Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hà Nội Nguyễn Lan Hương cho biết cần nhấn mạnh yếu tố của người dân trong nội dung đề án, để giải quyết hài hòa về lợi ích, quyền và nghĩa vụ giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân, thể hiện đúng tinh thần người dân là trung tâm, chủ thể của phát triển thủ đô.

Đối với nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, bà Hương yêu cầu bên cạnh nội dung cụ thể có tiến độ, giải pháp thực hiện, cần quan tâm tổng rà soát một cách tổng thể về kết cấu, dân số, hạ tầng, kiến trúc…

"Kế hoạch tổ chức thực hiện, yếu tố quan trọng nhất của dự án, phải xác định rõ tiến độ, phân công thực hiện và phân cấp cho các quận, huyện. Trong đó, cần đánh giá đúng bối cảnh, tình hình và dự án thực hiện, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 như hiện nay.

Những cơ chế ưu đãi với nhà đầu tư phải đảm bảo các quy định pháp luật, nhưng cũng cần công khai, minh bạch về chế độ ưu đãi, lựa chọn nhà đầu tư, việc áp dụng công nghệ mới. Cùng với chính sách ưu đãi cho nhà đầu tư, cũng cần quan tâm đến các đối tượng chính sách xã hội" - bà Hương nói.

Theo thống kê đến năm 2020, TP Hà Nội có khoảng 1.579 nhà chung cư cũ, tập trung chủ yếu ở các quận nội thành và nội đô theo mô hình tiểu khu nhà ở.

Hà Nội dự kiến chi 500 tỉ đồng để kiểm tra, rà soát chung cư cũ Hà Nội dự kiến chi 500 tỉ đồng để kiểm tra, rà soát chung cư cũ

TTO - UBND TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch khắc phục tồn tại, hạn chế trong công tác cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ.

QUANG THẾ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp