28/11/2021 18:28 GMT+7

Chiếc Vespa vượt Trường Sơn ra Hà Nội lấy tấm bản đồ, vượt biên giới đến Phnom Penh

NGUYỄN CÔNG THÀNH
NGUYỄN CÔNG THÀNH

TTO - Nhà báo lão thành, phóng viên ảnh kỳ cựu Nguyễn Công Thành của báo Tuổi Trẻ là người gắn bó với chiếc xe Vespa cổ từ thời trẻ. Đến nay, ông vẫn gắn bó và là người rất am hiểu Vespa. Ông chia sẻ với Đoàn viên sau đại dịch 2 câu chuyện về Vespa.

Chiếc Vespa vượt Trường Sơn ra Hà Nội lấy tấm bản đồ, vượt biên giới đến Phnom Penh - Ảnh 1.

Phóng viên ảnh Nguyễn Công Thành với chiếc Vespa đi tác nghiệp san lấp mặt bằng trên đường Trường Sơn, chuẩn bị khởi công xây dựng đường Hồ Chí Minh ở huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị tháng 5-2000 - Ảnh: TTTh

Đầu tháng 4-2003, đường Hồ Chí Minh (giai đoạn 1) dài gần 1.000 cây số từ Khe Cò (Hà Tĩnh) vào đến Ngọc Hồi (Kon Tum) đã kết nối. Kết nối có nghĩa là xe cộ có thể chạy thông suốt tuyến đường, không còn phải lội suối, băng ngầm như trước đây.

Mới kết nối nên mặt đường còn trải đá mi, mặt cầu còn là bê tông xi măng nhưng vẫn là một sự kiện quan trọng. Tòa soạn nói với tôi nên đi làm một phóng sự và nhớ lần này phải có tấm bản đồ của Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh.

Hồi đó chưa có scan hình ảnh thành file rồi gởi email, mọi thứ đều còn thủ công. Lúc ra đến Hà Tĩnh tôi gọi điện thoại cho anh Cẩn, trưởng ban quản lý, xin tấm bản đồ. Anh nói với tôi nhờ bạn nào bên văn phòng báo Tuổi Trẻ ở Hà Nội qua lấy rồi gởi vào Sài Gòn.

Tôi nói với anh, tôi đang ở Hà Tĩnh nên ngày mai tôi sẽ ra Hà Nội rồi ghé lấy. Chiều hôm sau đến văn phòng báo Tuổi Trẻ ở Hà Nội.

Anh Lê Xuân Trung lúc đó là trưởng văn phòng thấy tôi chạy xe Vespa ra, ngạc nhiên hỏi. Tôi nói ra lấy tấm bản đồ đường Hồ Chí Minh rồi sáng mai về sớm. Anh nhíu mày. Tôi biết cái nhíu mày của ảnh là hiểu công việc của tôi rồi. Cơm chiều rồi tôi ngủ lại văn phòng.

Sáng sớm, tôi qua Bộ Giao thông vận tải, văn phòng của Ban quản lý dự án nằm trong khuôn viên của bộ. Anh Cẩn đón tôi ngay cửa. Thấy tôi đi chiếc Vespa anh liền hỏi: "Chạy từ TP.HCM ra?".

Rồi anh chắp hai tay ra dấu bái phục, nói: "Chỉ có báo Tuổi Trẻ". Anh đưa tôi tấm bản đồ được cuộn kín trong tờ báo. Tôi cảm ơn anh. Xin phép về ngay.

Trở lại Hà Tĩnh, tôi liền vào thị trấn Phố Châu rồi lên Khe Cò (điểm đầu của dự án). Từ đó tôi thả về phương Nam.

Phóng sự ảnh của phóng viên ảnh Nguyễn Công Thành là tôi đã thực hiện trong chuyến đi bằng chiếc xe Vespa trên đường Hồ Chí Minh có tấm bản đồ nguyên gốc đăng trên trang 7 báo Tuổi Trẻ số ra ngày 8-4-2003.

Chiếc Vespa vượt Trường Sơn ra Hà Nội lấy tấm bản đồ, vượt biên giới đến Phnom Penh - Ảnh 2.
Chiếc Vespa vượt Trường Sơn ra Hà Nội lấy tấm bản đồ, vượt biên giới đến Phnom Penh - Ảnh 3.

Hồi tháng 6-2017, lúc tôi dừng lại chụp ảnh ở đường ray xe lửa (gần đường Nguyễn Trọng Tuyển, quận Phú Nhuận, TP.HCM), có hai bạn trẻ chạy xe ngang qua, rồi quay xe lại xin chụp vài kiểu ảnh với chiếc xe Vespa cổ của tôi để làm mẫu. Tôi chống xe lên, rồi nói các bạn cứ chụp thoải mái - Ảnh: NGUYỄN CÔNG THÀNH

Chiếc Vespa trên đất Campuchia

Tuần rồi, ngồi cà phê ở hội quán Tuổi Trẻ, anh Đào Kim Trang - giám đốc Công ty DKT chuyên tổ chức các tour du lịch, du khảo bằng xe máy - nhắc lại chuyến đi Campuchia bằng xe máy năm 2006. Anh nói từ đó đến nay, Việt Nam, Campuchia và cả Lào cũng vẫn chưa cho xe máy qua lại, ô tô thì qua lại bình thường.

Do vậy, chuyến đi của chúng tôi được coi là lần đầu tiên, sau 1975, ba xe gắn máy mang biển số Việt Nam - hai chiếc của Công ty du lịch Lĩnh Nam, một chiếc của báo Tuổi Trẻ - được phép lưu hành trên đất nước Campuchia trong một tuần lễ (từ 21 đến 28-7-2006) để mở ra một loại hình du lịch hấp dẫn - xuyên đất nước chùa tháp bằng xe gắn máy, xe đạp cho giới trẻ Việt Nam.

Chúng tôi đã vượt hơn 2.000km qua 15/24 tỉnh, thành phố - hơn một nửa đất nước chùa tháp - từ cửa khẩu Mộc Bài, Tây Ninh qua Svey Rieng, Prey Veng, qua phà Neak Loeung vượt sông Mekong lên Kandal đến thủ đô Phnom Penh, rồi xuôi theo tỉnh Kompong Speu đến thành phố cảng biển Sihanoukville.

Ngược về Phnom Penh để lên phía bắc, đến Kompong Cham, Kompong Thom rồi Siem Riep. Đến thị trấn Sisophon của tỉnh Banteay Meanchey nằm ở phía tây bắc của Campuchia, xuống Battambang để đến thành phố Pailin (một thời là thủ phủ của Khmer Đỏ) giáp với biên giới Thái Lan.

Chiếc Vespa vượt Trường Sơn ra Hà Nội lấy tấm bản đồ, vượt biên giới đến Phnom Penh - Ảnh 4.

Bạn Lim Phéng - hướng dẫn viên du lịch của Công ty Caravan Angkor Tours, đơn vị đối tác phía Campuchia cùng tổ chức chuyến đi, đón chúng tôi tại cửa khẩu Mộc Bài (Việt Nam) và Bavet (Campuchia). Nhờ chuẩn bị trước nên thủ tục xuất nhập khẩu tại hai cửa khẩu hoàn tất nhanh gọn. Bạn Lim Phéng ngồi phía sau xe Honda của bạn Ninh Doãn Hiếu. Từ đây chúng tôi bắt đầu vào quốc lộ 1 của Campuchia chạy thẳng đến thủ đô Phnom Penh - Ảnh tư liệu Nguyễn Công Thành

Từ Pailin xuôi về Battambang, Pursat, Kompong Chhnang rồi trở lại Phnom Penh.

Ba chiếc xe của chúng tôi làm ngạc nhiên nhiều người đi đường, ngồi trên ô tô, xe gắn máy họ cố nhoài người ra ngoái nhìn chúng tôi cho đến khi mất hút.

Tại các điểm dừng chân, nhiều người Campuchia thân thiện đã tụ tập thăm hỏi, nhất là chiếc xe Vespa cổ của tôi - nhà báo Nguyễn Công Thành - được nhiều người săm soi, tìm hiểu và luôn làm trò cười cho bọn trẻ bởi đây là lần đầu tiên chúng mới thấy loại xe này, xe Vespa cũng chỉ còn một vài chiếc ở thủ đô Phnom Penh.

Chiếc Vespa vượt Trường Sơn ra Hà Nội lấy tấm bản đồ, vượt biên giới đến Phnom Penh - Ảnh 5.

Trong chuyến đi tác nghiệp hơn nửa tháng trời để kết nối đường Hồ Chí Minh vừa xong phần nền đường từ Bắc chí Nam hồi tháng 3-2003, một buổi chiều mưa lất phất, tôi lầm lũi một mình chạy từ Hà Tĩnh vào Quảng Bình, lúc qua đoạn xã Phúc Đồng, huyện Hương Khê gặp các em học sinh Trường THCS Phúc Đồng tan trường. Các em ngạc nhiên nhìn chiếc Vespa của tôi vì đây là lần đầu tiên nhiều em mới thấy. Tôi dừng xe cho các em sờ, ngắm và chụp ảnh thỏa thích... Một buổi chiều thật hạnh phúc trên đường chiều phương Bắc (ảnh chụp ngày 4-5-2003) - Ảnh: NGUYỄN CÔNG THÀNH

Chiếc Vespa vượt Trường Sơn ra Hà Nội lấy tấm bản đồ, vượt biên giới đến Phnom Penh - Ảnh 6.

Chụp ảnh kỷ niệm với các bạn chạy xe ôm ở thị trấn Phố Châu, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) - điểm đầu của dự án đường Hồ Chí Minh giai đoạn 1 (ảnh chụp ngày 20-3-2003) - Ảnh tư liệu Nguyễn Công Thành

Chiếc Vespa vượt Trường Sơn ra Hà Nội lấy tấm bản đồ, vượt biên giới đến Phnom Penh - Ảnh 7.

Chúng tôi chạy một vòng Đài Độc lập, nằm tại đoạn đường vòng trên giao lộ Đại lộ Norodom và Đại lộ Sihanouk ở ngay trung tâm thành phố Phnom Penh để phóng viên Tố Oanh quay phim chụp ảnh trước khi ra quốc lộ 6 đi Siem Reap - Ảnh: TỐ OANH

Chiếc Vespa vượt Trường Sơn ra Hà Nội lấy tấm bản đồ, vượt biên giới đến Phnom Penh - Ảnh 8.

Lên tham quan núi Kulen có dòng suối ngàn Linga - một thánh địa của dân tộc Khmer, đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn. Hồi đó đường lên núi còn hiểm trở. Những người Campuchia làm dịch vụ du lịch ở đây ngạc nhiên với nhóm đi xe máy từ Sài Gòn lên, đến xin chụp ảnh chung, có bạn còn xin ngồi lên chiếc Vespa của tôi - Ảnh: TỐ OANH

Chiếc Vespa vượt Trường Sơn ra Hà Nội lấy tấm bản đồ, vượt biên giới đến Phnom Penh - Ảnh 9.

Trên đường đi tôi thường dừng lại để chụp ảnh. Thấy chiếc xe lạ, nhiều em nhỏ Campuchia chạy ra xem như lúc dừng lại trên quốc lộ 6 đi Siem Reap - Ảnh: NGUYỄN CÔNG THÀNH

Chiếc Vespa vượt Trường Sơn ra Hà Nội lấy tấm bản đồ, vượt biên giới đến Phnom Penh - Ảnh 10.

Đến Siem Reap, chúng tôi dành một ngày đi tham quan quần thể đền Angkor Wat và Angkor Thom - kinh đô vĩ đại cuối cùng của đế chế Angkor, là một trong những nơi đẹp nhất, cổ xưa nhất và là niềm tự hào của người dân xứ sở chùa tháp. Chúng tôi chụp ảnh kỷ niệm trước đền Bayon, với nhiều tượng đầu người mỉm cười bí hiểm - Ảnh tư liệu Nguyễn Công Thành

Chiếc Vespa vượt Trường Sơn ra Hà Nội lấy tấm bản đồ, vượt biên giới đến Phnom Penh - Ảnh 11.

Đồ họa: NGỌC THÀNH

Ký ức Sài Gòn qua khứu giác Ký ức Sài Gòn qua khứu giác

TTO - Ấn tượng thị giác thì nhanh chóng và tức thời. Cái nhìn đầu tiên về một con người, sự vật luôn mang lại nhiều cảm xúc nhất. Nên mới có câu "tiếng sét ái tình", "yêu nhau từ cái nhìn đầu tiên".

NGUYỄN CÔNG THÀNH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp