22/06/2007 10:33 GMT+7

Chiếc gối thần của bà tôi

NGUYỄN VĂN HÙNG (Huế) 
NGUYỄN VĂN HÙNG (Huế) 

TTO - Bác Hồ mất khi tôi sinh ra vừa tròn 6 tháng tuổi. Chưa một lần gặp Bác hay nhìn thấy Bác Hồ kính yêu với vầng trán cao, chòm râu bạc và đôi dép cao su giản dị của Người, nhưng trong tôi thuở ấy, qua lời kể của bà, hình ảnh Bác như một vị thánh có biết bao phép nhiệm màu, in đậm, khắc sâu đến tận bây giờ...

D45m6nNu.jpgPhóng to
Bác Hồ 1969 - Ảnh tư liệu
TTO - Bác Hồ mất khi tôi sinh ra vừa tròn 6 tháng tuổi. Chưa một lần gặp Bác hay nhìn thấy Bác Hồ kính yêu với vầng trán cao, chòm râu bạc và đôi dép cao su giản dị của Người, nhưng trong tôi thuở ấy, qua lời kể của bà, hình ảnh Bác như một vị thánh có biết bao phép nhiệm màu, in đậm, khắc sâu đến tận bây giờ...

Quê tôi nằm bên con sông Bến Hải hiền hòa, con sông này là lưỡi dao chia cắt đất nước đằng đẵng hai mươi năm. Hồi ấy nơi đây là vĩ tuyến 17 - “giới tuyến tạm thời” chia cắt đất nước. Chiến tranh xảy ra ác liệt khi Ngô Đình Diệm hô hào “lấp sông Bến Hải - Bắc tiến” thì hàng chục triệu tấn bom đạn của Mỹ ngày đêm rải xuống mảnh đất này. Chính nơi đây là nỗi đau không nguôi trong tim Bác và hàng chục triệu người Việt Nam khao khát hòa bình độc lập: nỗi đau chia cắt.

Cũng như bao gia đình khác, trong nhà tôi, bàn thờ và ảnh Bác Hồ luôn được dành treo ở vị trí trang trọng nhất. Hàng năm cứ đến ngày Bác mất, gia đình tôi làm giỗ, thắp hương lên bàn thờ Bác để tưởng nhớ một người thân thiết nhất của mình.

Hàng ngày, bố mẹ tôi hàng ngày phải “tay cày - tay súng”, vừa sản xuất trên đồng ruộng vừa sẵn sàng bắn trả bọn máy bay Mỹ để bảo vệ xóm làng. Ông nội tôi hy sinh trong chống Pháp, bà chỉ có mình bố nên mọi tình thương bà dành hết cho tôi. Đêm đêm trong căn hầm chữ A, ôm tôi trong cánh tay gầy guộc, bà rì rầm kể cho tôi nghe những câu chuyện cổ tích, nhưng trong chuyện cổ tích của bà không có hình ảnh bà Tiên ông Bụt, nà lại là Bác Hồ.

Theo lời bà thì Bác Hồ có nhiều phép màu lắm. Nào là Bác đã đuổi giặc Pháp - Nhật giành lại độc lập tự do, đem lại cơm ăn áo mặc cho dân nghèo, nào là thương yêu trẻ con, kính trọng người già ... Bà tôi không theo đạo bà bảo chiếc gối bông llà “chiếc bùa hộ mệnh” của bà. Tôi để ý mỗi khi có việc gì hệ trọng thì bà lại lần giở chiếc gối, lấy ra một tờ giấy ố vàng đưa lên áp vào ngực và lẩm nhẩm khấn vái như người ta đọc kinh. Tôi tò mò hỏi thì bà cho biết đó là chiếc gối thần bên trong đựng “chiếc bùa” mà một "ông Tiên" đã tặng bà.

Tôi quan sát chiếc gối, nó chẳng có gì đặc biệt, cái áo gối dệt bằng bông vải khâu kín, bên trong nhồi bông gòn như bao chiếc gối khác. Tôi gối đầu lên, mơ mộng ngây thơ cho tôi cảm giác mát mẻ và êm hơn chiếc gối khác. Trong một lần dọn nhà xuống hầm, chỉ vì quá vội và sơ suất nên bố tôi đã để lạc mất chiếc gối trong đống chăn màn làm bà tôi giận, bỏ cả bữa ăn tối và bắt cả nhà đi tìm đến khi thấy mới thôi. Bà bảo, đây là chiếc gối mà "ông Tiên" đã tặng nên bà không thể rời.

Tôi hỏi: bà ơi thế khi Bà chết thì bà có mang chiếc gối thần này đi theo không? Bà cốc lên đầu tôi: Bà để lại cho cháu làm bùa hộ mệnh, cháu ạ! Tôi ngây thơ: Thế bao giờ bà chết? Mà bà phải nhớ lời hứa đấy nhé! Bà cười: Cha bố mày, mày lại mong bà mau chết đấy à? Bà còn sống lâu lắm cháu ạ. Đến khi nào thấy đất nước thống nhất, thỏa ước nguyện của Bác Hồ thì bà mới chết...

Ngày 30 tháng 4 năm 1975, đất nước rợp cờ hoa mừng giải phóng, bà tôi lặng lẽ làm mâm cơm thắp hương lên bàn thờ Bác. Khác với mọi lần, bà tôi kính cẩn khấn vái rất lâu, nước mắt bà chảy dài làm tôi cũng muốn khóc theo. Khấn vái xong bà gọi tôi đến lấy cho bà chiếc gối. Tôi hồi hộp nhìn theo tay bà lần giở từng lớp bông gòn lấy ra một túi nilông đựng một tấm ảnh Bác Hồ đen trắng được bà cắt ra từ tờ báo Quân đội Nhân dân cũ và một tờ giấy ố vàng hơi nhàu, đó là bản Di chúc của Bác.

Tôi hỏi: Bà ơi, đây là bùa hộ mệnh của bà có phải không ạ? Bà ngước nhìn tôi; đúng đấy cháu ạ, với người dân Việt Nam ta hình ảnh Bác Hồ là thiêng liêng nhất. Lời Di chúc của Bác có sức mạnh hơn tất cả những lời dạy của thần thánh nào cháu ạ. Bà ôm lấy tôi: Bây giờ bà mãn nguyện lắm rồi, bà cho cháu chiếc bùa hộ mệnh này. Bác Hồ và những lời dạy của Bác sẽ cùng đi với cháu trên suốt những chặng đường đời của cháu. Dù có khó khăn vất vả nhưng mỗi khi có Bác dẫn đường chỉ lối, nhất định cháu sẽ thành công, cháu ạ! Tôi lạnh người: Bà ơi, bà đừng chết!

Đến nay bà tôi đã đi xa đã hơn ba mươi năm. Tôi vâng theo ý nguyện của bà: học và làm theo 5 điều Bác Hồ. Nay tôi đã trưởng thành và được đứng vào hàng ngũ của Đảng. Kỷ vật của bà luôn được tôi trân trọng và để vào nơi trang trọng nhất và cũng như bà: mỗi khi gặp khó khăn tôi lại lần giở đọc lại bản Di chúc của Bác. Những lời dạy bảo kỳ lạ thay như một liều thuốc tinh thần giúp tôi đứng vững trên đôi chân của mình, vượt qua gian khó. Mỗi khi nhớ Bà tôi lại bồi hồi lần giở chiếc gối ngày xưa: hình ảnh Bác Hồ - vị Cha già dân tộc với khuôn mặt đôn hậu, chòm râu bạc trắng, chiếc áo kaki giản dị bạc màu lại hiện ra. Tôi cứ để mặc cho dòng nước mắt chảy dài: hình ảnh Bác Hồ nhòe đi, rung rung như đang cười với tôi. Lời Di chúc của Người như đâu đây văng vẳng vọng về:

“Cuối cùng, tôi để lại muôn vàn tình thương yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng. Tôi cũng gửi lời chào thân ái đến các đồng chí, các bạn, và các cháu thanh niên, chi đồng quốc tế. Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết, phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần vào sự nghiệp cách mạng thế giới”.

Mời tham dự cuộc thi viết về Bác

Mời bạn đọc tham gia viết bài cho hai chuyên mục “Hoạt động theo gương Bác” và “Bác Hồ trong tôi” trên trang Theo gương Bác của Tuổi Trẻ Online.

Những kỷ niệm, ấn tượng về Bác Hồ, về tên gọi Hồ Chí Minh luôn sâu đậm trong lòng mỗi người Việt Nam, dù già hay trẻ, đã sống trong chiến tranh, trong công cuộc giữ và dựng nước hay sinh ra sau hòa bình. Những hoạt động đưa những lời dạy, tinh thần, tư tưởng của Hồ Chí Minh thấm sâu hơn nữa vào đời sống xã hội, vào từng cá nhân đang diễn ra trong mỗi người, mỗi gia đình, mỗi tập thể... Các bạn hãy gửi đến cho chúng tôi, để cùng "nhớ Bác, lòng ta trong sáng hơn".

Bài viết không quá 1200 chữ (font tiếng Việt, có dấu), gửi về Tuổi Trẻ (60A Hoàng Văn Thụ, p.9, Q.Phú Nhuận, TP.HCM, email: [email protected]), sẽ được chọn đăng trên báo Tuổi Trẻ và Tuổi Trẻ Online.

Các bài viết được chọn đăng sẽ có nhuận bút. Mỗi tháng, ban biên tập báo Tuổi Trẻ TP.HCM sẽ chọn 2 tác phẩm hay nhất của mỗi chuyên mục để trao thưởng. Mỗi giải thưởng trị giá 1.000.000đ.

Kính mời bạn đọc tham gia.

NGUYỄN VĂN HÙNG (Huế) 
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp