17/12/2019 16:05 GMT+7

Chi phí không chính thức vẫn đè doanh nghiệp

BẢO NGỌC
BẢO NGỌC

TTO - Có 7,1% doanh nghiệp phải chi hơn 10% doanh thu cho các loại chi phí không chính thức, 61,6% doanh nghiệp đạt được kết quả sau khi trả chi phí không chính thức, 58,2% doanh nghiệp cho rằng có hiện tượng nhũng nhiễu khi giải quyết thủ tục.

Chi phí không chính thức vẫn đè doanh nghiệp - Ảnh 1.

Chi phí không chính thức đang làm khó nhiều doanh nghiệp - Ảnh: T.Đ.H

Ông Đậu Anh Tuấn - trưởng ban pháp chế Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) - cho biết tại hội thảo công bố báo cáo tình hình thực hiện hai nghị quyết của Chính phủ liên quan tới phát triển doanh nghiệp sáng 17-12 tại Hà Nội: có tới 81% DN cho biết các khoản chi phí không chính thức ở mức chấp nhận được, và 54,8% DN cho rằng các DN cùng ngành thường phải trả thêm các khoản chi phí không chính thức.

Đây là năm thứ hai VCCI thực hiện báo cáo đánh giá dưới góc nhìn DN về tình hình thực hiện Nghị quyết 02 về cải thiện môi trường kinh doanh và Nghị quyết 35 về hỗ trợ phát triển DN đến năm 2020. Báo cáo đánh giá đã ghi nhận ý kiến của hơn 10.000 DN trên cả nước.

Trình bày báo cáo đánh giá kết quả thực hiện hai nghị quyết của Chính phủ, ông Đậu Anh Tuấn nhận định sau 5 năm thực hiện nghị quyết môi trường đầu tư kinh doanh đã có nhiều cải thiện. Việt Nam đã thực hiện 33 cải cách trong các lĩnh vực thành lập DN, cấp phép xây dựng, tiếp cận điện năng, đăng ký tài sản, tiếp cận tín dụng, nộp thuế, thương mại xuyên biên giới, thực thi hợp đồng, xử lý doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.

Nhưng theo bảng xếp hạng Doing Business giai đoạn 2008-2020 của Ngân hàng Thế giới (WB), tốc độ cải cách của Việt Nam đang chững lại, năm 2016 có 5 cải cách, năm 2017 có 3 cải cách, năm 2018 có 5 cải cách, năm 2019 có 3 cải cách, và năm 2020 có 2 cải cách.

Đánh giá của VCCI cho thấy lĩnh vực khởi sự kinh doanh và đăng ký thành lập DN trong năm 2019 có 17,4% DN thực hiện thủ tục trực tuyến, qua bưu điện hoặc trung tâm hành chính công.

Lĩnh vực nộp thuế cải cách mạnh mẽ nhất, số giờ nộp thuế của DN giảm từ 498 giờ/năm xuống 384 giờ/năm, tuy nhiên vẫn cao hơn mức 174 giờ/năm của các nước châu Á Thái Bình Dương.

Tỉ lệ DN khai thuế điện tử đạt 98,4%, nhiều DN hài lòng với dịch vụ thuế điện tử, 98% hài lòng vì tiết kiệm thời gian, 97% vì thủ tục dễ thực hiện, 3% không hài lòng vì đường truyền tắc nghẽn.

Trong lĩnh vực cấp phép xây dựng, Hà Nội và TP.HCM thuộc nhóm khó khăn nhất khi làm thủ tục hành chính về xây dựng, số lần đi lại làm thủ tục trung bình 3 lần, 30% doanh nghiệp phản ánh khó khăn khi làm thủ tục về phòng cháy chữa cháy.

Chi phí tuân thủ pháp luật của DN có xu hướng giảm, tồn tại lớn nhất là tình trạng DN phải đi lại nhiều lần để nộp hồ sơ gia tăng.

Về kiểm soát tham nhũng năm 2018, vẫn còn khoảng 7,1% DN phải chi hơn 10% doanh thu cho các loại chi phí không chính thức, 61,6% DN đạt được kết quả mong đợi sau khi trả chi phí không chính thức, 58,2% DN cho rằng có hiện tượng nhũng nhiễu khi giải quyết thủ tục cho doanh nghiệp là phổ biến, và 81% DN cho biết các khoản chi phí không chính thức ở mức chấp nhận được.

Theo ông Vũ Tiến Lộc - chủ tịch VCCI, đây là 2 nghị quyết được Chính phủ ban hành nhằm thúc đẩy cải cách, tạo lập khung thể chế phát triển cho Việt Nam đến năm 2035. Và Việt Nam muốn vượt khỏi ngưỡng nước có thu nhập trung bình thì thể chế phải vượt trội..

Trả doanh nghiệp về với thị trường Trả doanh nghiệp về với thị trường

TTO - Nông trường Sông Hậu (NTSH) sẽ thành công ty TNHH hai thành viên với một bên là đại diện vốn nhà nước của TP Cần Thơ, một bên là Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk). Dư luận đang rất quan tâm mô hình này.

BẢO NGỌC
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp