24/02/2016 15:41 GMT+7

Chi phí “gầm bàn” làm mất hình ảnh đất nước

LÊ KIÊN
LÊ KIÊN

TTO - Đó là bình luận của chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu sau khi nghe báo cáo công tác nhiệm kỳ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiều 24-2.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu - Ảnh: Lê Kiên
Sáng nay tôi đọc báo thấy các nhà đầu tư Nhật bức xúc với chi phí “gầm bàn” ở Việt Nam. Chúng ta đang phấn đấu “Asean 4”, luật pháp minh bạch nhưng vẫn mất đầu tư không chính thức như vậy làm mất hình ảnh rất lớn
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu

Theo ông, nhiệm kỳ Chính phủ tới đây phải coi chống tham nhũng và cải thiện bộ máy công quyền là nhiệm vụ đột phá. 

Ông Giàu quan tâm nhất nhiệm kỳ tới phải là cải thiện môi trường đầu tư. “Theo tôi, mắt xích lớn nhất chúng ta cần phải đột phá là con người, tức bộ máy công quyền. Nhiều người đánh giá pháp luật của chúng ta đã công khai minh bạch rồi, bây giờ là khâu con người thực hiện”.

“Vấn đề thứ hai là chống tham nhũng. Sáng nay tôi đọc báo thấy các nhà đầu tư Nhật bức xúc với chi phí “gầm bàn” ở Việt Nam. Chúng ta đang phấn đấu “Asean 4”, luật pháp minh bạch nhưng vẫn mất đầu tư không chính thức như vậy làm mất hình ảnh rất lớn”, ông nói.

Trước đó, trình bày báo cáo, phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Khắc Định cho biết trong nhiệm kỳ vừa qua, công tác chỉ đạo, điều hành tiếp tục được đổi mới; xử lý có hiệu quả công việc thường xuyên; linh hoạt, quyết liệt giải quyết các vấn đề đột xuất phát sinh. Việc phối hợp xử lý giữa các bộ, cơ quan, địa phương ngày càng chặt chẽ, hiệu quả hơn.

Các thành viên Chính phủ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ đã chỉ đạo xây dựng, thực hiện chương trình, kế hoạch hành động; ban hành, trình ban hành chiến lược, quy hoạch, đề án... phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và tình hình thực tiễn.

Tuy vậy Chính phủ thẳng thắn thừa nhận: “Khung khổ pháp lý, cơ chế, chính sách trong một số lĩnh vực còn chậm được hoàn thiện. Việc thực thi pháp luật có lúc, có nơi chưa thực sự hiệu quả”.

“Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh trong một số trường hợp tính khả thi chưa cao. Tiến độ xây dựng một số dự án luật, pháp lệnh còn chậm, chất lượng thẩm định còn thiếu tính bao quát, khả thi. Công tác phối hợp trong nghiên cứu, xây dựng luật, pháp lệnh chưa thật chặt chẽ. Giám sát, phản biện xã hội hiệu quả chưa cao”.

Một trong những hạn chế nữa là “khả năng nắm bắt, xử lý thông tin, năng lực phân tích, dự báo còn hạn chế. Sự phối hợp giữa các chính sách tài khóa, tiền tệ, thương mại, đầu tư và các chính sách khác trong thực hiện các mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định vĩ mô và tăng trưởng kinh tế có thời điểm còn chưa đồng bộ, chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn”.

“Nhiều cơ chế, chính sách còn thiếu tầm nhìn dài hạn, chưa cân đối đủ nguồn lực để triển khai. Việc huy động nguồn lực cho phát triển kết cấu hạ tầng còn nhiều hạn chế. Tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ tái cơ cấu kinh tế ở nhiều lĩnh vực còn chậm. Công tác quy hoạch, quản lý thực hiện thiếu đồng bộ, chưa phù hợp với cân đối nguồn lực”.

Báo cáo của Chính phủ cũng thừa nhận: “Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước ở nhiều bộ ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị vẫn chưa tinh gọn, hiệu quả và còn chồng chéo. Công tác phối hợp trong giải quyết các vấn đề liên ngành, liên vùng còn nhiều vướng mắc”.

“Công tác cải cách hành chính trên nhiều lĩnh vực chưa đáp ứng yêu cầu, nhiều quy định về thủ tục hành chính còn phức tạp. Công tác quản lý công chức, viên chức còn hạn chế. Việc đánh giá cán bộ, công chức, viên chức còn lúng túng, bất cập”.

LÊ KIÊN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp