31/08/2024 06:46 GMT+7

Chị phải cầm cố điện thoại cho em đóng học phí đại học

Lại Thị Thanh Ngân (tân sinh viên Trường cao đẳng Phát thanh - Truyền hình II, TP.HCM) mất cha từ lúc cô chưa chào đời. Sinh được vài năm, mẹ đi tìm cuộc sống mới, dù vẫn hỏi han nhưng không thể dành nhiều thời gian cho con. Ngân ở với chị gái.

Thực hiện: SƠN TRANG - YẾN TRINH - NGỌC SANG - NHÃ CHÂN - MAI HUYỀN

Mồ côi cha, lầm lũi bên chị gái thương em như mẹ hiền

Côi cút giữa đời, Ngân muốn thành nhà báo, giúp đỡ trẻ em hoàn cảnh giống mình - Ảnh 1.

Tân sinh viên Lại Thị Thanh Ngân với góc nhỏ nơi phòng trọ của mình ở quận 12, TP.HCM - Ảnh: YẾN TRINH

Trong căn nhà nhỏ của bà ngoại để lại tại huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai, Ngân sống cùng chị gái Lại Thị Thanh Nhơn, anh rể và hai cháu nhỏ.

Chị gái sức khỏe yếu, một mình anh rể Ngân là lao động chính trong nhà. Ngoài giờ đi học, những buổi chiều về Ngân lại xắn tay áo phụ chị nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa và trông cháu. Cô tranh thủ học bài buổi tối, có những hôm 12h đêm vẫn sáng đèn.

"Bé nó ham học lắm. Nhà không có tiền cho đi học thêm đâu, nhưng bé cũng tự học ở nhà, năm nào cũng có giấy khen", chị gái Ngân tự hào nói.

Côi cút giữa đời, Ngân muốn thành nhà báo, giúp đỡ trẻ em hoàn cảnh giống mình - Ảnh 2.

Mì gói là món ăn trường kỳ của Thanh Ngân. Để đỡ ngán, Ngân “chế” thành mì trộn - Ảnh: YẾN TRINH

Thương anh chị kiếm tiền vất vả, vào những ngày cuối tuần Ngân lại tranh thủ làm thêm tại một quán buffet gần nhà. Cô kể: "Tôi đi làm người ta trả cho 15.000 đồng một giờ. Tôi dùng tiền đó mua sách vở. Dịp cận Tết, tôi hay theo chị Nhơn đi dọn dẹp nhà cửa cho người ta".

Hì hục cả ngày từ lau nhà, dọn dẹp, xếp quần áo cho tới cọ rửa nhà vệ sinh, nhà tắm, Ngân đều làm hết. Xong việc cũng là lúc đêm muộn, chủ nhà trả công 300.000 - 400.000 đồng, đủ để Ngân sắm cho mình bộ quần áo mới.

Ngân đi bộ tới trường. Cô luôn cố gắng học thật tập trung ở lớp để về có thể phụ chị việc nhà. 

"Nhiều hôm họp phụ huynh, không có ba mẹ, chị bận trông cháu nhỏ nên không ai đi họp cho tôi cả. Hôm thi tốt nghiệp, nhìn bạn bè ai cũng có ba mẹ đưa đón, còn mình thì lủi thủi một mình, nhiều khi tôi cũng tủi thân", nói tới đây hai mắt cô ngân ngấn nước.

Lầm lũi bên đời mà không có mẹ ở bên bảo ban, không còn cha truyền thêm sự mạnh mẽ, nhiều đêm cô nằm khóc một mình. Có những chuyện cô chia sẻ với chị, nhưng có những chuyện phải giấu nhẹm đi sợ chị lo lắng. "Nhiều khi tôi chỉ ước giá mà ba còn trên đời này...", Ngân lau vội nước mắt.

Cầm cố điện thoại cho em gái đi học

Côi cút giữa đời, Ngân muốn thành nhà báo, giúp đỡ trẻ em hoàn cảnh giống mình - Ảnh 3.

Lúc nhớ nhà, Thanh Ngân gọi video về cho chị gái thủ thỉ “Em thèm món chị nấu” - Ảnh: YẾN TRINH

Ngày biết tin đậu vào Trường cao đẳng Phát thanh - Truyền hình II (TP.HCM), chị của Ngân vừa mừng vừa lo. Cảnh nhà khốn khó, chị gái đã định chỉ lo cho Ngân học hết THPT. Nhưng khi nhìn giấy báo trúng tuyển trên tay và những giọt nước mắt lăn dài trên má em gái, chị lại không đành lòng.

Ngân nhớ lại: "Chị gái tôi cố gắng vay mượn và ra tiệm cầm đồ, cầm cố 3 chiếc điện thoại cũ, cộng thêm tiền lương của anh rể để đưa cho tôi nộp học phí kỳ I".

Đưa em ra bến xe đi học, hai chị em bịn rịn. Ngoài học phí, chị gái dúi vào tay Ngân thêm ngót 1 triệu đồng để em lo ăn uống và tìm nhà trọ. "Còn chị hai và các cô các bác bên nội, mỗi người góp một ít để tôi có tiền đi học. Tuy nhiên, học phí và chi phí sinh hoạt ở thành phố đắt đỏ nên sắp tới tôi sẽ tìm việc làm thêm để tự lo những khoản còn lại", Ngân bộc bạch.

Đối với nhiều người, hoàn cảnh có thể là gánh nặng không dễ vượt qua. Nhưng với Ngân, đó là động lực để cô vươn lên theo đuổi ước mơ của mình.

Một thân một mình nơi đất khách quê người, Ngân được bạn cùng trường tên Tình cho ở ghép. Căn trọ nằm sâu trong hẻm ở quận 12 giá 1,9 triệu đồng chia ba.

Ngân chưa có tiền đóng trọ ngay nên cô bạn đã trả tiền trước, khi nào có tiền cô gửi lại sau. Góc nhỏ chỉ có tấm chiếu nhỏ rách một lỗ với vài bộ đồ, chiếc túi vải đựng sách vở, cũng chưa có bàn học, nhưng Ngân vẫn lạc quan khoe giấy báo trúng tuyển. Cô lo lắng là chưa có laptop nên sắp tới việc học không biết sẽ xoay xở ra sao.

Côi cút giữa đời, Ngân nuôi khát khao thành nhà báo,  - Ảnh 4.

Đồ đạc của Ngân đơn sơ, chỉ vài bộ cho năm học mới - Ảnh: YẾN TRINH

Tiếp sức đến trường: Cô nữ sinh côi cút nuôi khát khao thành nhà báo - Ảnh 6.

Đối với nhiều người, hoàn cảnh có thể là gánh nặng không dễ vượt qua. Nhưng với Ngân, đó là động lực để cô vươn lên theo đuổi ước mơ của mình - Ảnh: YẾN TRINH

Ước mơ trở thành nhà báo

Cô tân sinh viên vẫn luôn nuôi dưỡng ước mơ học ngành truyền thông. Ngân mong muốn sau này trở thành nhà báo, hoặc làm việc trong lĩnh vực truyền thông. Ngân tìm hiểu rất nhiều trường nhưng đắt đỏ nên em chọn học cao đẳng để học phí rẻ hơn và thời gian học nhanh hơn.

Ngân luôn cố gắng ở cấp ba để có một học bạ với số điểm tốt, dù cơn bệnh nhức đầu vẫn hành hạ, đi khám chữa vài lần vẫn chưa khỏi. Với điểm ba môn khối C00 là văn 7.6, sử 6, địa 7.2, Ngân chọn Trường cao đẳng Phát thanh - Truyền hình II là nơi gửi gắm ước mơ.

Trong đơn gửi đến chương trình học bổng Tiếp sức đến trường, Ngân viết: "Nếu may mắn nhận được học bổng, mình sẽ dùng số tiền đó để trả bớt các khoản nợ đã vay mượn để đi học, đóng học phí và trang trải cuộc sống".

Nhưng điều đáng trân trọng hơn cả, Ngân vẫn luôn ấp ủ mong muốn sau này sẽ giúp đỡ những trẻ em mồ côi ở vùng sâu vùng xa nơi quê nhà. Ngân chia sẻ: "Chính hoàn cảnh của mình đã khiến mình đồng cảm sâu sắc với các bạn. Và mình mong muốn có thể làm gì đó để giúp các bạn có động lực vươn lên, như cách mình đang cố gắng mỗi ngày".

"Ngân là một cô bé luôn cố gắng học tập, chịu khó tìm hiểu và học hỏi thêm ở bạn bè và thầy cô. Mặc dù sức khỏe em không được tốt nhưng vẫn luôn chăm chỉ học hành, không nghỉ học buổi nào", cô Nguyễn Thị Thu, giáo viên chủ nhiệm lớp 12 của Thanh Ngân tại Trường THPT Dầu Giây, chia sẻ.

Mời bạn đồng hành cùng Tiếp sức đến trường

Chương trình Tiếp sức đến trường 2024 của báo Tuổi Trẻ khởi động ngày 8-8, dự kiến trao 1.100 suất học bổng với tổng kinh phí hơn 20 tỉ đồng (15 triệu đồng cho tân sinh viên khó khăn, 20 suất học bổng đặc biệt trị giá 50 triệu đồng/suất trong suốt 4 năm học và thiết bị học tập, quà tặng…).

Với phương châm “Không để bất kỳ bạn trẻ nào vì nghèo khó mà không thể đến với giảng đường”, “Tân sinh viên gặp khó, có Tuổi Trẻ” - như một lời cam kết sẵn sàng hỗ trợ tân sinh viên trong hành trình 20 năm qua của Tuổi Trẻ.

Tiếp sức đến trường: Mẹ nhận mình cả đời thất học, con gái điểm thi hạng 26 toàn tỉnh Quảng Trị- Ảnh 4.

Mời bạn quét mã QR này để đăng ký, giới thiệu tân sinh viên khó khăn cần tiếp sức đến trường. Chương trình nhận thông tin đến hết ngày 20-9-2024

Tân sinh viên đăng ký trực tuyến ứng tuyển học bổng Tiếp sức đến trường 2024 tại địa chỉ: hoặc quét mã QR.

Chương trình được sự đóng góp, ủng hộ của Quỹ “Đồng hành nhà nông” - Công ty CP phân bón Bình Điền, Quỹ khuyến học Vinacam - Công ty cổ phần Tập đoàn Vinacam và các câu lạc bộ “Nghĩa tình Quảng Trị”, “Nghĩa tình Phú Yên”; các câu lạc bộ “Tiếp sức đến trường” Thừa Thiên Huế, Quảng Nam - Đà Nẵng, Tiền Giang - Bến Tre, Quảng Ngãi và Hội Doanh nhân Tiền Giang - Bến Tre tại TP.HCM, Hội tương trợ và hợp tác Đức - Việt (VSW), Công ty Nam Long, Công ty TNHH Nestlé Việt Nam… cùng các doanh nghiệp, nhà hảo tâm và đông đảo bạn đọc báo Tuổi Trẻ.

Doanh nghiệp, bạn đọc có thể ủng hộ học bổng cho tân sinh viên vui lòng chuyển vào tài khoản báo Tuổi Trẻ:

113000006100 Ngân hàng Công thương (VietinBank), chi nhánh 3 TP.HCM.

Nội dung: Ủng hộ "Tiếp sức đến trường" cho tân sinh viên hoặc ghi cụ thể tỉnh/thành mà bạn đọc muốn hỗ trợ.

Bạn đọc, quý doanh nghiệp ở nước ngoài có thể chuyển khoản về báo Tuổi Trẻ:

Tài khoản USD 007.137.0195.845 Ngân hàng Ngoại thương TP.HCM;

Tài khoản EUR 007.114.0373.054 Ngân hàng Ngoại thương TP.HCM

với Swift code BFTVVNVX007.

Nội dung: Ủng hộ "Tiếp sức đến trường" cho tân sinh viên hoặc ghi cụ thể tỉnh/thành mà bạn đọc muốn hỗ trợ.

Ngoài tài trợ kinh phí học bổng, bạn đọc có thể ủng hộ thiết bị học tập, chỗ ở, việc làm... cho tân sinh viên.

Tiếp sức đến trường: Mẹ nhận mình cả đời thất học, con gái điểm thi hạng 26 toàn tỉnh Quảng Trị- Ảnh 5.

Đồ họa: TUẤN ANH

Video hướng dẫn cách đăng ký cho tân sinh viên khó khăn cần giúp đỡ, cũng như cách đóng góp cho chương trình.

Côi cút giữa đời, Ngân muốn thành nhà báo, giúp đỡ trẻ em hoàn cảnh giống mình - Ảnh 7. Tiếp sức đến trường: Hộp cơm nhỏ chia 2 buổi, quyết không bỏ đại học lần nữa

Năm ngoái, Vân mới nhập học, làm quen cuộc sống sinh viên chừng tuần, ba Vân đổ bệnh liên miên. Có vẻ ông trời cũng thử thách lòng người. Cô nữ sinh tạm gác giấc mơ đại học.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp