24/06/2023 09:37 GMT+7

Chi ngân sách sai nguồn, sử dụng tài sản công sai đối tượng phải hoàn trả cho Nhà nước

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký ban hành chỉ thị số 22 ngày 23-6 về việc chấn chỉnh, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc chấp hành pháp luật về tài chính - ngân sách nhà nước.

Tăng cường kỷ luật kỷ cương sử dụng ngân sách - Ảnh: NAM TRẦN

Tăng cường kỷ luật kỷ cương sử dụng ngân sách - Ảnh: NAM TRẦN

Chỉ thị nêu rõ qua công tác kiểm toán, thanh tra thời gian qua cho thấy tình hình vi phạm chế độ, chính sách trong quản lý ngân sách nhà nước, đầu tư công, tài sản công, nợ công, giá và thẩm định giá vẫn còn xảy ra ở nhiều bộ, ngành, địa phương. 

Việc thực hiện một số kiến nghị, kết luận của cơ quan kiểm toán, thanh tra còn chậm, chưa nghiêm túc kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm để xử lý, khắc phục các sai phạm; công tác tổng hợp, báo cáo kết quả xử lý còn hạn chế, chưa đảm bảo thời hạn quy định…

Vi phạm ở nhiều bộ ngành, địa phương

Để khắc phục tồn tại, hạn chế, Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành, địa phương chấn chỉnh, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong quản lý, sử dụng các nguồn lực tài chính - ngân sách nhà nước, đầu tư công, tài sản công, quản lý giá và thẩm định giá.

Về hoàn thiện thể chế, Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì khẩn trương nghiên cứu, sửa đổi Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật liên quan. Việc sửa đổi cần phù hợp với thực tiễn theo hướng đổi mới cơ chế phân cấp ngân sách, cơ bản khắc phục tình trạng lồng ghép trong quản lý ngân sách nhà nước.

Rà soát, xây dựng, hoàn thiện các cơ chế, chính sách, quy định của pháp luật về đầu tư công và pháp luật có liên quan đảm bảo giải quyết, xử lý các tồn tại, hạn chế đã kéo dài nhiều năm, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm, kỷ cương, kỷ luật.

Hạn chế tối đa việc đề xuất, ban hành các chính sách mới làm giảm thu ngân sách nhà nước; trừ trường hợp thực hiện theo cam kết quốc tế, theo quyết định của cấp có thẩm quyền trong những tình huống thực sự cần thiết, cấp bách, tình huống bất khả kháng.

Với quản lý chi ngân sách nhà nước, người đứng đầu Chính phủ nêu rõ việc chi theo đúng nguồn kinh phí được giao; trường hợp không còn nhiệm vụ chi, phải hoàn trả ngân sách nhà nước theo quy định. 

Cấm chi sai nguồn, chi ngoài dự toán

Nghiêm cấm các trường hợp chi sai nguồn; mượn nguồn của các cấp ngân sách khi chưa được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền; nghiêm cấm thực hiện các khoản chi ngoài dự toán, các khoản chi trái quy định. Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chi ngân sách đúng chế độ, đúng tiêu chuẩn, định mức.

Với việc vay, trả nợ, kiểm soát nợ công, Thủ tướng yêu cầu đa dạng hóa hơn nữa nguồn vốn, phương thức vay trong nước và nước ngoài; quán triệt nguyên tắc vay bù đắp bội chi ngân sách nhà nước chỉ được sử dụng cho đầu tư phát triển, chỉ chi trong khả năng của nền kinh tế và chỉ vay trong khả năng trả nợ.

Rà soát, sắp xếp lại tài sản công, kiên quyết thu hồi các tài sản sử dụng sai đối tượng, sai mục đích, vượt tiêu chuẩn, định mức; tổ chức xử lý tài sản đúng pháp luật, công khai, minh bạch, không để lãng phí thất thoát tài sản công.

Các đơn vị tổng hợp quyết toán ngân sách nhà nước hằng năm, nếu phát hiện các khoản chi sai chế độ hoặc không đủ điều kiện quyết toán thì xử lý theo đúng quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước. 

Nếu chi sai thì phải thu hồi nộp đủ cho ngân sách nhà nước; nếu chưa đủ điều kiện quyết toán thì phải hoàn thiện thủ tục quyết toán theo quy định, xử lý, thu hồi các khoản chuyển nguồn không đúng quy định và hạn chế chuyển nguồn sang năm sau.

Ngân sách bội thu hơn 116.000 tỉ đồngNgân sách bội thu hơn 116.000 tỉ đồng

Theo số liệu từ Bộ Tài chính, tính đến hết tháng 5, ngân sách bội thu 116.500 tỉ đồng. Theo đó, tổng số thu đạt 769.600 tỉ đồng, còn chi là 653.100 tỉ đồng.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp