27/01/2013 06:37 GMT+7

Chỉ nên khuyến khích thanh toán qua ngân hàng

TÒA SOẠN
TÒA SOẠN

TT - "Mua nhà, đất, ôtô: Trả tiền mặt không được sang tên" - quy định tại dự thảo nghị định về thanh toán dùng tiền mặt thay thế nghị định 161 (năm 2006) đang được Ngân hàng Nhà nước đưa ra lấy ý kiến được 119 bạn đọc quan tâm bình luận.

Nhiều bạn đọc cho rằng chỉ nên khuyến khích người dân thanh toán qua ngân hàng, không nên bắt buộc bằng quy định "Trả tiền mặt không được sang tên" vì như vậy là trái với Luật dân sự.

Bạn đọc có địa chỉ email caunhan99@... cho rằng chủ trương thanh toán qua ngân hàng là đúng nhưng bắt buộc thì chưa phù hợp. "Hiện nay hê thống ngân hàng nghiệp vụ chưa cao. Hãy làm thế nào để người dân thấy được tiện ích của việc thanh toán qua ngân hàng thì tự dưng người ta tìm đến chứ đừng áp đặt" - caunhan99@... viết.

Ðồng tình với ý kiến này, bạn đọc baocongtran@... đề nghị: "Muốn tất cả giao dịch thông qua ngân hàng thì phải xét lại tiện ích của ngân hàng hiện nay như thế nào, phí chuyển khoản và các khoản liên quan ra sao. Nếu những thứ ấy chưa đồng bộ và tương xứng với khối lượng giao dịch khổng lồ trong tương lai thì quy định kiểu áp đặt sẽ làm khổ người dân".

Nhiều bạn đọc cho rằng phí chuyển khoản cao, không phù hợp là rào cản khiến ngân hàng chưa thân thiện và nhiều người ngại thanh toán qua ngân hàng. Bạn đọc phongnguettito@... nêu ra trường hợp của mình để dẫn chứng cho nhận định này. "Cách đây mấy năm, tôi có bán một miếng đất ở Q.2 (TP.HCM). Theo thỏa thuận, người mua phải chuyển cho vợ chồng tôi đợt một là 2 tỉ đồng. Khi làm thủ tục, ngân hàng bên người mua yêu cầu chúng tôi thanh toán phí khi chuyển khoản cho số tiền trên là gần 2 triệu đồng. Không muốn tốn khoản tiền này, chúng tôi quyết định rút 2 tỉ tiền mặt leo lên taxi chạy đến chi nhánh ACB gần nhất (ngân hàng bên tôi) gửi vào. Phí tổn cho cuốc taxi chưa đến 100.000 đồng. Các bạn nghĩ sao với tình huống này? Tôi không phản đối khi Nhà nước ra nghị định nhằm đối phó với các hình thức lách luật, trốn thuế hay rửa tiền, nhưng với mức phí chuyển khoản cao như vậy liệu khách hàng có muốn thanh toán qua ngân hàng?" - phongnguettito@... đặt vấn đề.

Bạn đọc có địa chỉ email ccvhaiha@... ủng hộ việc thanh toán qua ngân hàng khi mua bán tài sản có giá trị lớn, nhưng đề nghị không nên dùng ngân hàng làm rào cản kinh tế. Theo ccvhaiha@..., kênh ngân hàng phải là kênh hỗ trợ chứ không nên là rào cản, vì nếu ngân hàng là rào cản thì khi người dân "phá rào" bằng cách chỉ thanh toán một phần qua ngân hàng, còn lại thanh toán bằng tiền mặt thì Nhà nước cũng không quản được. Khi ấy lại phát sinh thêm nhiều vấn đề về pháp luật dẫn đến tranh chấp phức tạp...Ngoài ra, ccvhaiha@... cũng lưu ý lâu nay khi mua bán nhà, dân mình thường thỏa thuận bên mua chưa thanh toán hết, mà chừa lại một số tiền chờ bên bán làm xong thủ tục sang tên, trước bạ mới trả. Như vậy làm gì có chứng từ thể hiện đủ số tiền mua bán nhà để xuất trình trước khi làm thủ tục trước bạ như dự thảo nghị định quy định?" - ccvhaiha@... lưu ý.

* Tuần qua, trong tổng số 3.689 email của bạn đọc gửi về tòa soạn phản hồi các tin, bài trên Tuổi Trẻ, bạn đọc đặc biệt quan tâm đến thông tin (236 ý kiến). Ngoài ra, bạn đọc còn dành nhiều phản hồi cho các tin bài: "" (168 ý kiến); "" (166 ý kiến); "" (56 ý kiến); "" (51 ý kiến); "" (48 ý kiến)...

TÒA SOẠN

Ông LÃ ANH DŨNG (Công ty ôtô Dũng Huế, Cầu Giấy, Hà Nội):

Thanh toán qua ngân hàng nhiều khi bị chậm

Theo tôi, việc thanh toán qua ngân hàng tránh được nhiều rủi ro, nhưng ngoài việc mất phí chuyển khoản mà không ít người e ngại, việc thanh toán qua ngân hàng nhiều khi chậm hơn so với trả tiền mặt trực tiếp. Nếu khách mua xe chuyển tiền từ 16g chiều hôm trước thì chắc chắn sớm nhất 8g sáng hôm sau người bán mới nhận được tiền. Trong khi đó, chừng nào tài khoản của doanh nghiệp báo đã nhận được tiền thì lúc đó mới có thể giao xe cho khách. Việc chậm trễ này khiến khách hàng thắc mắc.

Ông VŨ ĐÌNH ÁNH (chuyên gia kinh tế):

Phải quy định mức phí chuyển khoản rất thấp...

Theo tôi, muốn thực hiện quy định này, cơ quan quản lý cần phải tạo điều kiện thuận lợi để người dân giao dịch không dùng tiền mặt. Đơn cử như phí chuyển tiền, Ngân hàng Nhà nước cần quy định tỉ lệ rất thấp so với giá trị giao dịch để người dân không e ngại.

Ngoài ra, bằng dự thảo nghị định này, tôi có cảm nhận Ngân hàng Nhà nước mới chỉ đặt vấn đề thanh toán không dùng tiền mặt nhằm giám sát giao dịch tài chính có giá trị lớn để chống trốn thuế, tham nhũng..., chứ chưa làm cho người dân thấy lợi ích của họ trong việc thanh toán không dùng tiền mặt như tránh rủi ro, tranh chấp...

LÊ THANH ghi

TÒA SOẠN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp