29/06/2016 19:17 GMT+7

Chỉ hạn chế xe máy lưu thông chứ không cấm mua bán

TUẤN PHÙNG
TUẤN PHÙNG

TTO - Ông Vũ Văn Viện, Giám đốc Sở GTVT Hà Nội, cho biết như vậy khi trao đổi với báo chí chiều 29-6 về việc giảm dần và đến năm 2025 dừng hoạt động xe máy cá nhân trong nội đô.

Biển người chôn chân tại đường Thái Hà - Ảnh TTO

Theo ông Viện, Hà Nội đang đứng trước nguy cơ ùn tắc giao thông lớn khi có hơn 5 triệu xe máy và hơn 500 ngàn ôtô.

Với tốc độ tăng bình quân 10%/năm, đến năm 2025 Hà Nội có khoảng 11 triệu xe máy. Hiện nay giờ cao điểm ở những nút giao thông có lượng xe máy rất lớn, không chỉ làm ùn tắc giao thông mà còn ảnh hưởng tới môi trường do khí thải. Vì thế việc cấm phương tiện cá nhân, tiến tới cấm xe máy là xu thế tất yếu.

Hà Nội quyết tâm đưa ra lộ trình 10 năm hạn chế dần và tiến tới cấm xe máy với các điều kiện như “xây để cấm”. Tức là phải có các phương tiện vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) bổ sung, đáp ứng nhu cầu đi lại của người đi xe máy.

Theo quy hoạch giao thông của Hà Nội được Thủ tướng phê duyệt, đến năm 2025 Hà Nội cơ bản đầu tư xong hạ tầng khung gồm các đường vành đai, 8 tuyến đường sắt đô thị (hiện đang xây dựng  2 tuyến), đến năm 2025 phương tiện VTHKCC của Hà Nội phải đáp ứng 35 đến 40% nhu cầu của người dân.

Hiện Sở GTVT Hà Nội đang nghiên cứu đề án quản lý, hạn chế phương tiện giao thông cá nhân để tiến tới cấm và hạn chế xe máy lưu thông tại các khu vực có cơ sở hạ tầng chưa đảm bảo chứ không cấm quyền mua bán, sở hữu.

Đề án có 4 nhóm giải pháp để thực hiện như tăng cường năng lực vận chuyển phục vụ người dân; tăng cường bến bãi đậu xe; mở ra nhiều không gian đi bộ; tăng cường tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân...

Dự án xe buýt nhanh BRT “dự báo không lường được phát triển thực tế” (ảnh: Nhà chờ xe buýt BRT trên đường Láng Hạ - Ảnh: TUẤN PHÙNG
Nhà chờ xe buýt BRT trên đường Láng Hạ - Ảnh: TUẤN PHÙNG

Giám đốc Sở GTVT Vũ Văn Viện nhận định dự án xe buýt nhanh có khối lượng vận chuyển lớn (BRT) thí điểm ở Hà Nội do Ngân hàng thế giới (WB) tài trợ "không lường được tăng trưởng", gây âu lo sẽ kém hiệu quả khai thác khi phải giao cắt với nhiều tuyến đường giao thông có mật độ quá đông.

Tuyến BRT từ Kim Mã về Yên bến xe Nghĩa dài 14,7 km mất 53,3 triệu USD do WB tài trợ có những bất cập về phương án tổ chức giao thông nên khi áp vào thực tế hiện nay có những vướng mắc. Dù vậy, các cơ quan chức năng đang tìm phương tối ưu để khai thác và cố gắng hoàn thành dự án BRT vào tháng 9-2016, vận hành thí điểm trước khi hoạt động chính thức.

“Các chuyên gia của WB cũng đánh giá đây là dự án thí điểm nên có cái thành công, có cái chưa thành công cũng để rút kinh nghiệm triển khai”- ông Viện nói.

 

TUẤN PHÙNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp